Dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án Vành Đai 4 TPHCM

Dự án đường Vành đai 4 TPHCM đi qua TPHCM và 4 tỉnh. Hơn 1.400 ha đất dự kiến bị thu hồi, ảnh hưởng 5.862 hộ dân với tổng kinh phí bồi thường gần 41.000 tỷ đồng.

Nội dung chính

Dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án Vành Đai 4 TPHCM

Theo Quyết định 1698/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành, tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 4 TPHCM khoảng 197,6 km.

Theo Quyết định, dự án Vành đai 4 TPHCM đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố:

- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (01 huyện): Huyện Tân Thành;

- Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): Các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu;

- Tỉnh Bình Dương (02 huyện): Các huyện Tân Uyên, Bến Cát;

- Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): Các huyện Củ Chi, Nhà Bè;

- Tỉnh Long An (04 huyện): Các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Đây là tuyến đường giao thông trọng điểm có vai trò kết nối, tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giai đoạn 1 của dự án Vành Đai 4 TPHCM có tổng mức đầu tư hơn 120.000 tỷ đồng. Dự kiến khởi công vào năm 2026 và hoàn thành sau 3 năm thi công. Trong năm 2025, Quốc hội sẽ xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án Vành Đai 4 TPHCM tổng cộng khoảng 1.415,49 ha, ảnh hưởng đến 5.862 hộ dân tại TP.HCM và 4 tỉnh lân cận. Tổng kinh phí dự kiến cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hơn 40.994 tỷ đồng.

- Tại TPHCM, dự án đi qua huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè. Tổng kinh phí bồi thường tại TP.HCM hơn 8.218 tỷ đồng.

+ Tại huyện Củ Chi, diện tích thu hồi đất là 173,6 ha, ảnh hưởng đến 1.235 hộ, với kinh phí bồi thường hơn 6.691 tỷ đồng.

+ Tại huyện Nhà Bè, diện tích thu hồi đất là 32,86 ha, ảnh hưởng 27 hộ, với kinh phí hơn 1.527 tỷ đồng.

- Tỉnh Long An có diện tích đất bị thu hồi đất lớn nhất với 579,51 ha, ảnh hưởng 2.290 hộ dân, kinh phí bồi thường hơn 19.529 tỷ đồng.

+ Tỉnh Đồng Nai sẽ thu hồi đất 482,68 ha đất, ảnh hưởng 1.697 hộ, với kinh phí hơn 9.321 tỷ đồng.

+ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 146,8 ha đất bị thu hồi, ảnh hưởng 595 hộ, với kinh phí hơn 3.924 tỷ đồng.

Dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án Vành Đai 4 TPHCM, TPHCM đã giao Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương liên quan chuẩn bị quỹ nền tái định cư, lập báo cáo đề xuất đầu tư xây dựng các khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Các địa phương khác cũng đang trong quá trình lập kế hoạch và chuẩn bị nguồn lực triển khai sau khi có chủ trương đầu tư chính thức từ Quốc hội.

Khi hoàn thành, Vành đai 4 TPHCM sẽ góp phần giảm áp lực giao thông nội đô TPHCM, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, nâng cao năng lực kết nối vùng và thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp và logistics khu vực phía Nam.

Dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án Vành Đai 4 TPHCM

Dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án Vành Đai 4 TPHCM (Hình từ Internet)

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về việc thực hiện dự án Vành Đai 4 TPHCM

Ngày 21/02/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 1422/VPCP-CN năm 2025 về việc triển khai Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM.

Theo Công văn, xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (văn bản số 613/UBND-KT ngày 11/02/2025 và số 615/UBND-KT ngày 11/02/2025) về việc triển khai Dự án đường Vành đai 4 TPHCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan Thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước) khẩn trương triển khai tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM theo Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương triển khai đầu tư đoạn qua tỉnh Bình Dương bảo đảm đúng quy định pháp luật và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 8275/VPCP-CN ngày 11/11/2024 của Văn phòng Chính phủ.

Mục tiêu quy hoạch dự án Vành đai 4 TPHCM

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1698/QĐ-TTg năm 2011 quy định mục tiêu quy hoạch dự án Vành đai 4 TPHCM như sau:

- Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2007 và cho phép điều chỉnh quy hoạch tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 tại văn bản số 1384/TTg-KTN ngày 12 tháng 8 năm 2011; trong đó xác định hướng tuyến, quy mô toàn tuyến và xác định các phân đoạn tuyến ưu tiên đầu tư để phân chia thành các dự án thành phần theo địa bàn các tỉnh, nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông các địa phương liên quan trong vùng.

- Là cơ sở để xác định mốc lộ giới cho các địa phương triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan đến tuyến đường.

- Liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng để phát huy hiệu quả các tuyến đường này, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

saved-content
unsaved-content
345