Tổng quan dự án cầu Tứ Liên? Tiến độ dự án cầu Tứ Liên mới nhất

Dự án cầu Tứ Liên với tổng chiều dài của cầu và đường dẫn khoảng 11,5 km, trong đó phần cầu chính dài 1 km. Tổng quan dự án cầu Tứ Liên? Tiến độ dự án cầu Tứ Liên mới nhất.

Nội dung chính

Tổng quan dự án cầu Tứ Liên?

Theo Điều 1 Quyết định 1713/QĐ-UBND năm 2025 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí công trình cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa), tỷ lệ 1/500 tại các quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập (gồm 09 tờ), được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thẩm định với các nội dung chính như sau:

(1) Vị trí và hướng tuyến đường

- Vị trí: điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Tổng chiều dài tuyến khoảng 3km (đoạn tuyến từ nút giao với trục TC13 đến đường Trường Sa thực hiện theo hồ sơ phương án, vị trí tuyến đường nối từ cầu Tứ Liên đến quốc lộ 3 mới, tỷ lệ 1/500 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6381/QĐ-UBND ngày 11/12/2024).

- Hướng tuyến: phù hợp với Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt.

(2) Cấp hạng

- Cầu Tứ Liên là công trình cấp đặc biệt.

- Đường đầu cầu là đường trục chính đô thị.

(3) Quy mô mặt cắt ngang đường

Chia thành 02 đoạn tuyến, cụ thể:

- Cầu Tứ Liên quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 43-44m (gồm: 6 làn xe cơ giới và các làn hỗn hợp, tách nhập, lề đi bộ…).

- Đường phía Nam cầu quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 48m (gồm: cầu dẫn ở giữa, đường gom đô thị song hành và vỉa hè hai bên tuyến đường). - Đường phía Bắc cầu quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 60m (đã được xác định tại hồ sơ phương án, vị trí tuyến đường nối từ cầu Tứ Liên đến quốc lộ 3 mới, tỷ lệ 1/500 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6381/QĐ-UBND ngày 11/12/2024).

(Cấu tạo thành phần mặt cắt ngang cầu, đường hai đầu cầu sẽ được xác định chính xác trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, được cấp thẩm quyền phê duyệt).

(4) Các nút giao

- Nút giao chính hai đầu cầu với các trục dọc sông Hồng TC5 và TC13 là nút giao khác mức lập thể. 

- Nút giao tuyến đường dẫn đầu cầu với đường Nghi Tàm là ngã ba khác mức (đường dẫn đầu cầu Tứ Liên đi trên cao kết hợp với đảo xuyến tại vị trí giao cắt và cầu dẫn kết nối bố trí giữa đê Nghi Tàm), phần đường gom giao bằng với đường đê hiện có. Mở rộng cửa khẩu đê Hữu Hồng tại vị trí giao cắt phù hợp với quy mô mặt cắt ngang đường đầu cầu, đảm bảo kết nối giao thông (cụ thể được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư).

- Nút giao với các tuyến đường ngang khác là giao bằng xác định sơ bộ theo các quy hoạch phân khu được duyệt, sẽ được nghiên cứu bổ sung, xác định chính xác trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và các đường ngang giao cắt khác được cấp thẩm quyền phê duyệt.

(6) Tim đường quy hoạch và chỉ giới đường đỏ

- Tim đường quy hoạch: Tim cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu đi qua các điểm ký hiệu 1, 2, 3, 4 có tọa độ và thông số kỹ thuật được ghi trực tiếp trên bản vẽ (các điểm 2’, 3’ là điểm chuyển hướng). Tim đường Âu Cơ – Nghi Tàm đoạn nút giao đầu cầu đi qua các điểm ký hiệu 1, 5, 6, 7, 8 (các điểm 5’, 6’ là điểm chuyển hướng).

- Chỉ giới đường đỏ, phạm vi xây dựng cầu và hành lang bảo vệ: xác định trên cơ sở tim đường quy hoạch, bề rộng mặt cắt ngang và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện hành. Trong đó:

+ Đối với cầu Tứ Liên, tại hồ sơ chỉ thể hiện mặt cắt ngang điển hình theo kết cấu chính của thân cầu; vị trí, quy mô các kết cấu khác xác định theo hồ sơ phương án kiến trúc công trình cầu Tứ Liên và Dự án đầu tư được duyệt.

+ Đối với các nút giao liên thông chính hai đầu cầu: khi triển khai lập Dự án đầu tư xây dựng nút, cho phép rà soát chỉ giới đường đỏ nút giao theo các nghiên cứu đề xuất của Dự án đầu tư sau khi có sự thống nhất của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương để báo cáo UBND Thành phố xem xét chấp thuận.

+ Đối với đoạn cầu dẫn phía Bắc đi qua khu đất Chùa Long Đọi: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Long Biên, UBND phường Ngọc Thụy, các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp có phát sinh vướng mắc, cần kịp thời báo cáo UBND Thành phố xem xét quyết định

Tiến độ dự án cầu Tứ Liên mới nhất

Sáng ngày 19/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các nhà thầu thi công hoàn thành công trình cầu Tứ Liên trong vòng 24 tháng, tức là vào khoảng tháng 5 năm 2027.

Dự án xây dựng cầu Tứ Liên với tổng chiều dài của cầu và đường dẫn khoảng 11,5 km, trong đó phần cầu chính dài 1 km.

Cầu chính được thiết kế theo dạng dây văng, rộng 43 m, với kết cấu dầm thép có nhịp chính dài 500 m và trụ tháp cao 185 m. Đường dẫn phía Tây Hồ rộng 48 m và phía Đông Anh rộng 60 m.

Dự án cũng bao gồm các nút giao với đường Nghi Tàm và đường Trường Sa, hầm chui và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

(*) Trên đây là thông tin "Tiến độ dự án cầu Tứ Liên mới nhất"

Tổng quan dự án cầu Tứ Liên? Tiến độ dự án cầu Tứ Liên mới nhấtTổng quan dự án cầu Tứ Liên? Tiến độ dự án cầu Tứ Liên mới nhất (Hình từ Internet)

Phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên hiện nay được được tuyển chọn qua quy trình như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Quy chế tuyển chọn và Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên do thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2018 thì phương án thiết kế cầu Tứ Liên hiện nay được được tuyển chọn qua quy trình sau:

(1) Quy chế và Nhiệm vụ thiết kế được duyệt, được Thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng là cơ sở để các đơn vị tư vấn lập phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.

(2) Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thông báo cho Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia lập hồ sơ đề xuất và lập phương án thiết kế kiến trúc cầu và Quy trình tuyển chọn.

(3) Các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia lập hồ sơ đề xuất và lập phương án thiết kế kiến trúc cầu nhận các thông tin, hồ sơ, tài liệu về khu vực nghiên cứu dự án do Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các Sở ngành liên quan cung cấp, tổ chức đi thực địa.

(4) Các đơn vị nộp bài theo đúng thời gian quy định theo thông báo của Sở Quy hoạch-Kiến trúc.

(5) Trên cơ sở các phương án đề xuất và nội dung trình bày thuyết trình bảo vệ phương án của các đơn vị tư vấn, Hội đồng tuyển chọn xem xét, đánh giá và xếp loại các phương án tối ưu nhất thông qua bỏ phiếu kín gồm các bước như sau:

- Bước 01: Chọn từ 3 đến 4 phương án để tư vấn hoàn thiện, nâng cao.

(Các phương án được lựa chọn hoàn thiện phương án của mình trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tuyển chọn làm cơ sở tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học có liên quan về phương án tuyển chọn, trưng bày lấy ý kiến cộng đồng nhân dân. Tổng hợp các ý kiến, giải trình báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định).

- Bước 02: Chọn phương án để đi sâu nghiên cứu ứng dụng vào dự án thực hiện Đầu tư xây dựng công trình.

(6) Tiêu chí đánh giá phương án tuyển chọn:

Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

- Năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn.

- Tiêu chí về kỹ thuật (vị trí công trình, quy mô công trình, hình dáng kiến trúc, kết cấu, biện pháp thi công, duy tu bảo dưỡng,...).

- Tiêu chí về kinh tế.

(7) Cơ cấu chấm điểm: Chấm theo thang điểm 100; cụ thể:

- Năng lực của đơn vị tư vấn:

Tối đa 10 điểm

- Giải pháp kỹ thuật:

Tối đa 90 điểm

Trong đó:

 

+ Quy hoạch giao thông

Tối đa 20 điểm

+ Hình dáng kiến trúc

Tối đa 30 điểm

+ Giải pháp kết cấu, công nghệ và thời gian thi công

Tối đa 30 điểm

- Kinh phí xây dựng, hiệu quả kinh tế:

Tối đa 10 điểm

(8) Đối với các phương án tuyển chọn nếu vi phạm bất cứ điều khoản quy định nào của Quy chế này và các quy định hiện hành đều không được tham gia xét chọn.

(9) Công bố phương án được lựa chọn: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận.

    saved-content
    unsaved-content
    332