Khởi công xây dựng Cầu Tứ Liên trong thời hạn bao lâu? Cầu Tứ Liên đi qua đâu?
Nội dung chính
Khởi công xây dựng cầu Tứ Liên trong thời hạn bao lâu? Cầu Tứ Liên đi qua đâu?
Theo Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên ban hành kèm theo Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2018 thì cầu Tứ liên là một trong những cầu đường bộ vượt sông Hồng (đoạn qua địa phận Hà Nội).
Cầu nằm giữa cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. Kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với đường nối cầu Tứ Liên - Quốc lộ 3 mới.
Dự án cầu Tứ Liên đã được xác định vị trí trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016,
Sáng nay, ngày 19/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các nhà thầu thi công hoàn thành công trình cầu Tứ Liên trong vòng 24 tháng, tức là vào khoảng tháng 5 năm 2027.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu dự án không chỉ đảm bảo tiến độ mà còn phải đạt chất lượng cao, không đội vốn, và có kiến trúc đẹp, xứng tầm là biểu tượng mới của Thủ đô.
Khởi công xây dựng Cầu Tứ Liên trong thời hạn bao lâu? Cầu Tứ Liên đi qua đâu? (Hình từ Internet)
Phương án Kiến trúc của cầu Tứ Liên phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ điểm b tiểu mục 4.2 Mục 4 Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên ban hành kèm theo Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2018 thì cầu Tứ Liên nằm trong khu vực có không gian lớn, có vị trí quan trọng, kết nối không gian hai khu vực Hồ Tây - Cổ Loa do vậy các yêu cầu về phương án kiến trúc đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là công trình kiến trúc tiêu biểu, điểm nhấn về cảnh quan, có biểu tượng và tạo dựng thương hiệu của thành phố Hà Nội.
- Hài hòa với cảnh quan dọc hai bên sông Hồng, có ý tưởng đặc sắc, riêng khác với các cầu đã có trên sông Hồng, không trùng lặp với các ý tưởng và phương án thiết kế của các cầu hiện có tại Việt Nam và thế giới.
- Tính hình tượng: cần gắn với tính truyền thống, có tính khả thi cao, hiệu quả kinh tế, chiếu sáng trang trí nổi bật, tạo điểm hút du lịch.
- Đảm bảo thuận lợi cho việc lưu thông các loại tàu thuyền du lịch trên Sông Hồng và phục vụ cho phát triển du lịch.
Phương án thiết kế cầu Tứ Liên hiện nay được được tuyển chọn qua quy trình như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quy chế tuyển chọn và Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên do thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2018 thì phương án thiết kế cầu Tứ Liên hiện nay được được tuyển chọn qua quy trình sau:
(1) Quy chế và Nhiệm vụ thiết kế được duyệt, được Thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng là cơ sở để các đơn vị tư vấn lập phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.
(2) Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thông báo cho Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia lập hồ sơ đề xuất và lập phương án thiết kế kiến trúc cầu và Quy trình tuyển chọn.
(3) Các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia lập hồ sơ đề xuất và lập phương án thiết kế kiến trúc cầu nhận các thông tin, hồ sơ, tài liệu về khu vực nghiên cứu dự án do Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các Sở ngành liên quan cung cấp, tổ chức đi thực địa.
(4) Các đơn vị nộp bài theo đúng thời gian quy định theo thông báo của Sở Quy hoạch-Kiến trúc.
(5) Trên cơ sở các phương án đề xuất và nội dung trình bày thuyết trình bảo vệ phương án của các đơn vị tư vấn, Hội đồng tuyển chọn xem xét, đánh giá và xếp loại các phương án tối ưu nhất thông qua bỏ phiếu kín gồm các bước như sau:
- Bước 01: Chọn từ 3 đến 4 phương án để tư vấn hoàn thiện, nâng cao.
(Các phương án được lựa chọn hoàn thiện phương án của mình trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tuyển chọn làm cơ sở tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học có liên quan về phương án tuyển chọn, trưng bày lấy ý kiến cộng đồng nhân dân. Tổng hợp các ý kiến, giải trình báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định).
- Bước 02: Chọn phương án để đi sâu nghiên cứu ứng dụng vào dự án thực hiện Đầu tư xây dựng công trình.
(6) Tiêu chí đánh giá phương án tuyển chọn:
Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn.
- Tiêu chí về kỹ thuật (vị trí công trình, quy mô công trình, hình dáng kiến trúc, kết cấu, biện pháp thi công, duy tu bảo dưỡng,...).
- Tiêu chí về kinh tế.
(7) Cơ cấu chấm điểm: Chấm theo thang điểm 100; cụ thể:
- Năng lực của đơn vị tư vấn: | Tối đa 10 điểm |
- Giải pháp kỹ thuật: | Tối đa 90 điểm |
Trong đó: |
|
+ Quy hoạch giao thông | Tối đa 20 điểm |
+ Hình dáng kiến trúc | Tối đa 30 điểm |
+ Giải pháp kết cấu, công nghệ và thời gian thi công | Tối đa 30 điểm |
- Kinh phí xây dựng, hiệu quả kinh tế: | Tối đa 10 điểm |
(8) Đối với các phương án tuyển chọn nếu vi phạm bất cứ điều khoản quy định nào của Quy chế này và các quy định hiện hành đều không được tham gia xét chọn.
(9) Công bố phương án được lựa chọn: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận.