Sáp nhập tỉnh mở ra tiềm năng mới cho bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ mở ra dư địa lớn để thu hút vốn FDI và làn sóng đầu tư mới sau khi nhà nước thực hiện sáp nhập tỉnh.

Nội dung chính

Sáp nhập tỉnh mở ra tiềm năng mới cho bất động sản công nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức bước vào một kỷ nguyên mới khi toàn quốc chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (xã, tỉnh). Cả nước sẽ tinh gọn từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố theo Nghị quyết 202/2025/QH15.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn. Đặc biệt là với bất động sản công nghiệp, một mảng đầy tiềm năng.

Việc sáp nhập tỉnh đang hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới đầy hứa hẹn, thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và làn sóng doanh nghiệp mới đổ về.

Việc cả nước chỉ còn 34 tỉnh, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phân bổ, điều tiết và quy hoạch không gian phát triển công nghiệp.

Thay vì chia nhỏ, giờ đây chúng ta có thể quy hoạch và phát triển không gian công nghiệp một cách tổng thể hơn, quy mô hơn và đồng bộ hơn.

Một trong những lợi thế lớn nhất sau sáp nhập là chỉ tiêu về khu công nghiệp được tính gộp toàn vùng, cho phép mở rộng hoặc tái cấu trúc các khu công nghiệp linh hoạt hơn, theo đúng nhu cầu thực tế của từng địa phương. 

Điều này có ý nghĩa đặc biệt với các trung tâm hút vốn FDI mạnh như TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên... khi các nhà đầu tư quốc tế ngày càng yêu cầu cao về sự nhất quán trong chính sách, minh bạch trong pháp lý và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Các nhà đầu tư quốc tế bây giờ không chỉ nhìn vào vị trí, mà họ còn đòi hỏi sự nhất quán trong chính sách, minh bạch về pháp lý và đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật phải đồng bộ. Việc sáp nhập sẽ giúp các địa phương đáp ứng tốt hơn những yêu cầu khắt khe này.

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận quỹ đất công nghiệp với chi phí hợp lý hơn, nhờ vào các chính sách ưu đãi sử dụng đất sau khi các tỉnh hợp nhất.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính thường đi kèm với việc đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông và các công trình công cộng trọng điểm nhằm tạo sự kết nối giữa các vùng tốt hơn, giúp kinh tế lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Khi ngân sách và tài sản công được hợp nhất, nguồn lực đầu tư sẽ tăng đáng kể. Điều này sẽ giúp  đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn như cao tốc liên vùng, sân bay, cảng biển, bệnh viện hay trường đại học trọng điểm. Hạ tầng được đầu tư đồng bộ không chỉ là đòn bẩy cho sản xuất mà còn giúp giảm đáng kể chi phí logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển.

Nếu hàng hóa đi lại nhanh hơn, rẻ hơn thì doanh nghiệp sẽ càng cạnh tranh tốt hơn, càng thu hút được nhiều nhà sản xuất – xuất khẩu quốc tế đến với các khu công nghiệp của mình.

Đặc biệt, những khu vực đang được kỳ vọng sẽ hình thành các siêu vùng kinh tế như TP.HCM sẽ mở ra một bức tranh phát triển vô cùng đa dạng. Không chỉ dừng lại ở công nghiệp, mà còn là thương mại dịch vụ, nhà ở cho người dân, và cả du lịch nữa. Sự tích hợp này mang lại cơ hội phát triển đồng bộ, bền vững và nâng cao chất lượng không gian kinh tế cho cả vùng.

Tuy nhiên, để tiềm năng ấy trở thành hiện thực, việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình pháp lý và xây dựng quy hoạch tổng thể – thống nhất giữa sử dụng đất và phát triển hạ tầng – là điều kiện tiên quyết.

Bên cạnh đó, cơ chế tài chính phù hợp, nhất là đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và xây dựng chiến lược phát triển chung rõ ràng, sẽ đóng vai trò nền tảng trong việc phân bổ nguồn lực, tối ưu hóa quỹ đất đô thị và thúc đẩy sự phát triển của bất động sản công nghiệp một cách bền vững.

Sáp nhập tỉnh mở ra tiềm năng mới cho bất động sản công nghiệp Việt Nam

Sáp nhập tỉnh mở ra tiềm năng mới cho bất động sản công nghiệp Việt Nam (Hình từ Internet)

Các loại hình bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Bất động sản công nghiệp là loại hình tài sản hữu hình được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp.

Hiện nay, tại Việt Nam có một số loại hình bất động sản công nghiệp sau:

- Khu công nghiệp.

- Cụm công nghiệp.

- Nhà xưởng xây sẵn.

- Kho bãi và trung tâm logistics.

- Nhà xưởng xây theo yêu cầu.

- Đất công nghiệp cho thuê.

Yêu cầu đối với một dự án bất động sản công nghiệp

Căn cứ Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (sửa đổi bởi điểm a Khoản 4 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024) thì một dự án bất động sản công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn.

- Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở và pháp luật có liên quan.

- Tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng.

- Dự án bất động sản phải được đầu tư xây dựng theo tiến độ, quy hoạch, thiết kế và trong thời hạn thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, ngoài việc đáp ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì còn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

saved-content
unsaved-content
76