Sân bay Đà Lạt đóng cửa bao lâu? Những cách di chuyển đến Đà Lạt khi sân bay Đà Lạt đóng cửa

Sân bay Đà Lạt (Liên Khương) dự kiến sẽ đóng cửa tạm thời. Sân bay Đà Lạt đóng cửa bao lâu? Những cách di chuyển đến Đà Lạt khi sân bay Đà Lạt đóng cửa.

Nội dung chính

Sân bay Đà Lạt đóng cửa bao lâu?

Sân bay Đà Lạt (hay còn gọi là sân bay Liên Khương) nằm tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 28 km.

Dự kiến sân bay Đà Lạt đóng cửa trong vòng 6 tháng để thực hiện sửa chữa đường băng Cảng hàng không quốc tế Liên Khương (sân bay Đà Lạt), hiện thời gian đóng cửa cụ thể vẫn chưa được ấn định.

Dự án do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, gồm nâng cấp đường cất hạ cánh dài 3.250 m, rộng 45 m và các đường lăn E1, E2; bổ sung hệ thống thoát nước, đèn hiệu, biển báo,… Tổng thời gian dự kiến thi công được rút ngắn còn 6 tháng, thay vì 8 tháng như kế hoạch ban đầu.

Hiện sân bay Liên Khương phục vụ khoảng 2,5 triệu lượt khách mỗi năm, là cửa ngõ quan trọng kết nối Đà Lạt với các trung tâm kinh tế, du lịch trong và ngoài nước.

Theo quy hoạch đến năm 2030, sân bay sẽ được nâng cấp lên cấp 4E, có khả năng khai thác các loại máy bay thân rộng như Boeing 787, Airbus A350, với công suất 5 triệu hành khách/năm.

Những cách di chuyển đến Đà Lạt khi sân bay Đà Lạt đóng cửa

Trong thời gian sân bay Đà Lạt đóng cửa, du khách có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển thay thế như đường bộ, tàu hỏa hoặc kết hợp đường hàng không từ các sân bay lân cận.

(1) Di chuyển bằng đường bộ từ TP.HCM

Đây là lựa chọn phổ biến nhất, phù hợp cho du khách từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Khoảng cách từ TP.HCM đến Đà Lạt khoảng 300 km, thời gian di chuyển từ 6–8 giờ.

- Phương tiện di chuyển:

+ Xe khách: Nhiều hãng khai thác tuyến TP.HCM – Đà Lạt với giá vé từ 250.000 – 350.000 đồng/lượt, gồm xe giường nằm và limousine. Xuất phát tại bến xe Miền Đông mới, các văn phòng hãng hoặc đón khách tận nơi nội thành.

+ Xe tự lái/xe hợp đồng: Giá dao động từ 1,5 – 3,5 triệu đồng/chuyến tùy loại xe (4 - 45 chỗ). Tuyến đường đi theo Quốc lộ 20, qua cao tốc Liên Khương - Prenn, cảnh quan đẹp nhưng có nhiều đèo dốc.

- Ưu điểm: Chi phí hợp lý, chủ động thời gian, nhiều lựa chọn phương tiện.

- Hạn chế: Thời gian di chuyển dài, dễ say xe do địa hình đèo núi.

(2) Kết hợp bay đến sân bay gần Đà Lạt + đường bộ

- Sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa):

+ Khoảng cách đến Đà Lạt: ~160 km

+ Tuyến bay Hà Nội – Cam Ranh: Nhiều chuyến mỗi ngày, giá vé khứ hồi từ 4 – 6 triệu đồng.

+ Sau khi hạ cánh: Di chuyển đến Đà Lạt bằng xe khách (giá từ 150.000 – 250.000 đồng/lượt, thời gian 3–4 giờ), hoặc thuê xe tự lái.

+ Lộ trình: Nha Trang – tỉnh lộ 652 – Quốc lộ 27C – đèo Khánh Lê – Đà Lạt.

- Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk):

+ Khoảng cách đến Đà Lạt: ~200 km

+ Tuyến bay: Có chuyến bay từ Hà Nội, nhưng tần suất thấp hơn Cam Ranh.

+ Di chuyển đường bộ: Theo Quốc lộ 27 qua đèo Phi Nôm đến Đà Lạt, thời gian 3–4 giờ.

+ Xe khách: Giá từ 120.000 – 200.000 đồng/lượt; hoặc thuê xe cá nhân theo lộ trình Buôn Ma Thuột – Lắk – Đam Rông – Lâm Hà – Đức Trọng – Đà Lạt.

Ưu điểm: Phù hợp với khách từ miền Bắc, tiết kiệm thời gian so với đi đường bộ toàn tuyến.

Hạn chế: Cần kết hợp nhiều phương tiện, phụ thuộc vào thời gian bay và giao thông liên tỉnh.

(3) Di chuyển bằng tàu hỏa + đường bộ

Phù hợp với du khách có thời gian linh hoạt, muốn trải nghiệm cảnh đẹp trên đường đi.

- Ga gần nhất: Ga Nha Trang (Khánh Hòa), cách Đà Lạt ~134 km.

- Tàu từ Hà Nội: Mất 24–26 giờ; từ Đà Nẵng, Huế khoảng 4–10 giờ. Giá vé dao động 400.000 – 1.500.000 đồng tùy loại chỗ.

- Sau khi đến Nha Trang: Tiếp tục đi Đà Lạt bằng xe khách hoặc xe thuê, thời gian 3–4 giờ.

Ưu điểm: Trải nghiệm thoải mái, nhiều cảnh đẹp dọc đường.

Hạn chế: Tổng thời gian di chuyển dài, không phù hợp với lịch trình gấp.

Sân bay Đà Lạt đóng cửa bao lâu?

Sân bay Đà Lạt đóng cửa bao lâu? Những cách di chuyển đến Đà Lạt khi sân bay Đà Lạt đóng cửa (Hình từ Internet)

Trình tự và quy trình bảo trì công trình hàng không

Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT quy định trình tự thực hiện bảo trì công trình hàng không theo quy định tại Điều 30 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

- Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.

- Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.

- Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.

- Đánh giá an toàn công trình.

- Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT quy định quy trình bảo trì công trình hàng không như sau:

- Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình hàng không

+ Đối với các công trình hàng không đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, trách nhiệm lập quy trình bảo trì tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

+ Đối với các công trình hàng không đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập quy trình bảo trì công trình hàng không theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

+ Đối với công trình hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý: người được giao quản lý, sử dụng khai thác công trình hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý tổ chức lập, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh quy trình bảo trì. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình hàng không làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình hàng không. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình riêng.

- Phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng không.

+ Đối với các công trình hàng không đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; các công trình còn lại phân cấp cho Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt quy trình bảo trì;

+ Đối với các công trình hàng không đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT, chủ đầu tư tổ chức phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

+ Đối với công trình hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì hoặc đã có quy trình bảo trì nhưng cần thiết phải điều chỉnh, cơ quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2021/TT-BGTVT phê duyệt quy trình bảo trì;

+ Đối với công trình hàng không không thuộc trường hợp quy định tại khoản c Điều này đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì hoặc đã có quy trình bảo trì nhưng cần thiết phải điều chỉnh, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức phê duyệt quy trình bảo trì;

+ Tổ chức có trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình trước khi phê duyệt. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

saved-content
unsaved-content
150