Trách nhiệm quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 165/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thì trách nhiệm quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng được quy định cụ thể như sau:
- Văn phòng Trung ương Đảng:
+ Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền của Đảng ban hành quy định về chế độ quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng;
+ Ban hành văn bản hướng dẫn cấp ủy, văn phòng cấp ủy thực hiện quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng;
+ Làm đầu mối và trực tiếp quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương; quyết định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương;
+ Là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Tổng hợp, gửi Bộ Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng trên phạm vi cả nước;
+ Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở trung ương;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Văn phòng tỉnh ủy:
+ Tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh Ủy ban hành văn bản hướng dẫn cấp ủy cấp dưới, văn phòng cấp ủy cấp dưới thực hiện quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương; tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh Ủy ban hành quyết định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương;
+ Làm đầu mối và trực tiếp quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở cấp tỉnh và cấp huyện là đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;
+ Là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Tổng hợp, gửi Sở Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương đối với tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật hoặc đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng và Ban thường vụ tỉnh ủy về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương;
+ Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về quản lý tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở địa phương thuộc phạm vi quản lý;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Ủy ban Kiểm tra thuộc cấp ủy các cấp thực hiện việc giám sát, kiểm tra giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp của Đảng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.