Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu trên đường thủy nội địa là của ai? Chi phí thiết lập báo hiệu bao gồm gì?

Ai có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu trên đường thủy nội địa? Chi phí thiết lập báo hiệu gồm gì? Ai ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa?

Nội dung chính

    Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu trên đường thủy nội địa của ai?

    Căn cứ khoản 4 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP về thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa quy định như sau:

    Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
    ...
    4. Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và thiết lập, duy trì báo hiệu trên đường thủy nội địa
    a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia;
    b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng địa phương;
    c) Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng;
    d) Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại; tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm thiết lập, duy trì báo hiệu theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình, tổ chức hoạt động và thời gian tồn tại của công trình, vật chướng ngại;
    đ) Đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân quản lý đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập báo hiệu trong trường hợp phương tiện bị tai nạn chìm đắm, các tình huống đột xuất khác gây mất an toàn giao thông trên luồng, hành lang bảo vệ luồng. Đồng thời báo cáo ngay cho Chi cục đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.
    ...

    Như vậy, trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và thiết lập, duy trì báo hiệu trên đường thủy nội địa thuộc về:

    - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia;

    - Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu và tổ chức thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng địa phương;

    - Tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng;

    - Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại; tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm thiết lập, duy trì báo hiệu theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình, tổ chức hoạt động và thời gian tồn tại của công trình, vật chướng ngại;

    - Đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân quản lý đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm thiết lập báo hiệu trong trường hợp phương tiện bị tai nạn chìm đắm, các tình huống đột xuất khác gây mất an toàn giao thông trên luồng, hành lang bảo vệ luồng. Đồng thời báo cáo ngay cho Chi cục đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải.

    Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu trên đường thủy nội địa của ai? Chi phí thiết lập báo hiệu bao gồm gì?

    Trách nhiệm phê duyệt phương án báo hiệu trên đường thủy nội địa của ai? Chi phí thiết lập báo hiệu bao gồm gì? (Hình từ Internet)

    Chi phí thiết lập báo hiệu bao gồm gì?

    Căn cứ khoản 5 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP về thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa quy định như sau:

    Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
    ...
    5. Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa
    a) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm c khoản này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;
    b) Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;
    c) Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;
    d) Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;
    đ) Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
    ...

    Theo đó, chi phí thiết lập báo hiệu trên đường thủy nội địa bao gồm:

    - Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng quốc gia và luồng địa phương, trừ báo hiệu quy định tại điểm b khoản khoản 5 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách;

    - Kinh phí thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên luồng chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng chi trả;

    - Kinh phí thiết lập, duy trì báo hiệu tại công trình, vật chướng ngại, khu vực hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP do chủ công trình, vật chướng ngại, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động chi trả;

    - Đối với báo hiệu tại công trình giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải trên đường thủy nội địa quốc gia, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định;

    - Đối với báo hiệu tại công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên đường thủy nội địa địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu, chủ đầu tư thực hiện bàn giao tài sản là báo hiệu cho Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

    Ai có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam?

    Căn cứ khoản 6 Điều 28 Nghị định 08/2021/NĐ-CP về thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa quy định như sau:

    Thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa
    ...
    6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

    Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

    7