TP Phan Thiết đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Phan Thiết sau sáp nhập?

TP Phan Thiết đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Phan Thiết sau sáp nhập? Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Lâm Đồng có thẩm quyền cấp sổ đỏ trong trường hợp nào?

Nội dung chính

TP Phan Thiết đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Phan Thiết sau sáp nhập?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định về sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi sắp xếp, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 24.233,07 km2, quy mô dân số là 3.872.999 người.

Thành phố Phan Thiết, trước đây thuộc tỉnh Bình Thuận, sau sáp nhập sẽ thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Căn cứ theo Nghị quyết 1671/NQ-UBTVQH15 năm 2025, trên cơ sở Đề án 399/ĐA-CP năm 2025 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng (mới) năm 2025, có 7 xã/phường mới hình thành sau khi sắp xếp ĐVHC TP Phan Thiết tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

STTPhường/Xã mới sắp xếpCác phường, xã, thị trấn sáp nhập
1Xã Tuyên QuangXã Tiến Lợi, xã Hàm Mỹ
2Phường Hàm ThắngPhường Xuân An, thị trấn Phú Long, xã Hàm Thắng
3Phường Bình ThuậnPhường Phú Tài, xã Phong Nẫm, xã Hàm Hiệp
4Phường Mũi NéPhường Hàm Tiến, phường Mũi Né, xã Thiện Nghiệp
5Phường Phú ThủyPhường Thanh Hải, phường Phú Hài, phường Phú Thủy
6Phường Phan ThiếtPhường Phú Trinh, phường Lạc Đạo, phường Bình Hưng
7Phường Tiến ThànhPhường Đức Long, xã Tiến Thành

Như vậy, TP Phan Thiết sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã/phường theo phương án mới, được tổ chức lại thành 7 đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc tỉnh Lâm Đồng, gồm: xã Tuyên Quang, phường Hàm Thắng, phường Bình Thuận, phường Mũi Né, phường Phú Thủy, phường Phan Thiết, phường Tiến Thành.

TP Phan Thiết đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Phan Thiết sau sáp nhập?

TP Phan Thiết đổi tên thành gì sau sáp nhập? Danh sách xã phường TP Phan Thiết sau sáp nhập? (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Lâm Đồng có thẩm quyền cấp sổ đỏ trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Lâm Đồng như sau:

Điều 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, bao gồm:
[...]
g) Quyết định giá bán nhà ở tái định cư trong địa bàn quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai;
h) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 136 và điểm d khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai;
i) Xác định lại diện tích đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 6 Điều 141 Luật Đất đai;
[...]

Theo đó, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) trong các trường hợp sau:

- Cấp sổ đỏ cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);

- Cấp sổ đỏ cho cộng đồng dân cư;

- Cấp sổ đỏ đối với trường hợp diện tích đất của tổ chức đã bố trí cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của tổ chức làm nhà ở trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành.

Bỏ cấp huyện, nộp hồ sơ biến động đất đai ở đâu?

Ngày 12 tháng 6 năm 2025, Chính phủ ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.

Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh để thực hiện phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định liên quan đến thủ tục, hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, hồ sơ địa chínhcụ thể như sau:

Việc nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký được lựa chọn một trong các nơi nộp hồ sơ trên địa bàn cấp tỉnh.

Như vậy, sau khi bỏ cấp huyện, người dân được quyền chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại bất kỳ địa điểm tiếp nhận hồ sơ nào trên địa bàn cấp tỉnh, thay vì bị giới hạn theo địa bàn hành chính cấp huyện như trước.

Chuyên viên pháp lý Đào Thị Mỹ Hồng
saved-content
unsaved-content
1