Tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh xã 2025?

Chuyên viên pháp lý: Cao Thanh An
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh xã 2025? Sáp nhập tỉnh xã thì giấy tờ đất, sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

Nội dung chính

    Tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh xã 2025?

    Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định về diện tích tự nhiên và các tỉnh giáp với tỉnh Lào Cai sau sáp nhập tỉnh như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
    [...]
    2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2, quy mô dân số là 1.778.785 người.
    Tỉnh Lào Cai giáp các tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
    [...]

    Tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh xã 2025? Sau sáp nhập tỉnh vừa qua, tỉnh Lào Cai giáp các tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang. Ngoài ra, tỉnh Lào Cai cũng tiếp giáp với biên giới Campuchia.

    Diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai mới sau sáp nhập là 13.256,92 km2, quy mô dân số là 1.778.785 người.

    Tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh xã 2025?

    Tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh xã 2025? (Hình từ Internet)

    Sáp nhập tỉnh xã thì giấy tờ đất, sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

    Việc sáp nhập tỉnh xã khiến không ít người dân băn khoăn: Liệu sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước đây có còn giá trị pháp lý khi tên tỉnh, huyện, xã trên giấy tờ đã thay đổi?

    Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đăng ký biến động đối với giấy tờ đất cụ thể đối với trường hợp sau sáp nhập tỉnh xã cần thay đổi giấy tờ đất, sổ đỏ như sau:

    Điều 133. Đăng ký biến động
    1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
    [...]
    d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
    [...]

    Như vậy, việc sáp nhập tỉnh thì giấy tờ đất sau sáp nhập cần đăng ký biến động. Quy định tại khoản 1,2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 về văn bản giấy tờ đất, sổ đỏ đã được cấp trước đó về hiệu lực và thời hạn như sau:

    Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
    1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
    2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    [...]

    Tóm lại, khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành 2025 thì các giấy tờ đất, sổ đỏ vẫn còn giá trị sử dụng. Sau khi sắp xếp xã phường tỉnh Lào Cai thì người dân chỉ cần đăng ký biến động đối với giấy tờ đất, sổ đỏ của mình nếu có nhu cầu.

    Có cần đổi CCCD sau khi sáp nhập tỉnh, xã không?

    Quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Căn Cước 2023 về các trường được cấp đổi thẻ căn cước cụ thể như sau:

    Điều 23. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
    1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
    a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
    b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
    c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
    d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
    đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
    e) Xác lập lại số định danh cá nhân;
    g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

    Như vậy, sau khi sáp nhập tỉnh thành 2025 hoàn thành, người dân vẫn có thể sử dụng CCCD nếu còn giá trị sử dụng hoặc chỉ đổi khi người dân yêu cầu.

    Tuy nhiên, theo khoản 1, 2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định:

    Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
    1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
    2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    [...]

    Như vậy, nếu thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng. Sau khi sáp nhập tỉnh không bắt buộc phải đổi thẻ CCCD trừ khi người dân có yêu cầu.

    (Trên đây là thông tin giải đáp cho Tỉnh Lào Cai mới sau sáp nhập tỉnh 2025 tiếp giáp với tỉnh nào?)

    saved-content
    unsaved-content
    54