Thời hạn của chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là bao lâu?
Nội dung chính
Thời hạn của chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 53 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 quy định về Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ như sau:
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
1. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và có giá trị trong cả nước.
2. Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; công dân Việt Nam hành nghề đo đạc và bản đồ độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện; chứng chỉ có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
...
Theo quy định trên thì chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 và có giá trị trong cả nước.
Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ.
Công dân Việt Nam hành nghề đo đạc và bản đồ độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện; chứng chỉ có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
Như vậy, Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ có thời hạn ít nhất là 05 năm.
Thời hạn của chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là bao lâu?(Hình ảnh Internet)
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành mấy hạng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 53 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 quy định về Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ như sau:
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
...
3. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
4. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 02 hạng sau đây:
a) Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo quy định trên thì Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được phân thành 2 hạng và sẽ được cấp cho các cá nhân sau:
- Hạng I được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 05 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018
- Hạng II được cấp cho cá nhân có trình độ từ đại học trở lên, có thời gian ít nhất là 02 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; cá nhân có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, có thời gian ít nhất là 03 năm liên tục tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018
Ngoài ra, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Đã qua sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản là gì?
Căn cứ tại Điều 56 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đổ như sau:
(1) Cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ có quyền sau đây:
- Hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật Đo đạc và Bản đồ 2018;
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
- Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
- Tuân thủ quy định của Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.