Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án theo quy định mới nhất như thế nào?

Cho tôi hỏi thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án theo quy định hiện nay như thế nào?

Nội dung chính

    Tranh chấp đất đai là gì?

    Căn cứ tại khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai2024 giải thích một số từ ngữ như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    47. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai..
    ...

    Theo đó khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa 02 hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai là tranh chấp đất đai.

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án theo quy định mới nhất?

    Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
    1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
    2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
    3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
    4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
    5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
    6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
    7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
    8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
    9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.”
    ...

    Đồng thời, căn cứ tại Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
    1. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án giải quyết.
    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
    b) Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
    3. Trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực thi hành.
    Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
    Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.
    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khi giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
    5. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
    6. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai khi được Tòa án, Trọng tài thương mại Việt Nam yêu cầu để làm căn cứ cho giải quyết tranh chấp đất đai.
    7. Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Điều này.

    Như vậy, người dân có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trong các trường hợp:

    - Nếu có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

    - Nếu không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp

    - Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại

    Các giấy tờ để được cấp Sổ đỏ mới nhất 2024

    Căn cứ Điều 137 Luật Đất đai 2024 và Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, Hộ gia đình, cá nhân có một trong những giấy tờ dưới đây sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ)

    STT Giấy tờ để được cấp Sổ đỏ
    1 Khi đang sử dụng đất ổn định, có giấy tờ về quyền được sử dụng đất được lập trước 15/10/1993
    1.1 Do cơ quan có thẩm quyền cấp khi thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    1.2 Do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp: Bằng khoán điền thổ; Văn tự đoạn mãi bất động sản đã được chứng nhận, văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, thừa kế, di chúc/thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở, giấy phép xây cất nhà ở…
    1.3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời/có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính
    1.4 Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất, đã được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã xác nhận sử dụng đất tước 15/10/1993
    1.5 Sổ mục kê, sổ kiến điền lập trước 18/12/1980 có tên người sử dụng đất
    1.6 Giấy tờ lập trong quá trình đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị 299/TTg gồm biên bản xét duyệt xác nhận người sử dụng đất hợp pháp của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã, đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất…
    1,7 Giấy tờ kê khai, đăng ký nhà cửa được UBND cấp xã, cấp huyện/cấp tỉnh xác nhận có ghi diện tích đất có nhà
    1.8 Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sĩ làm nhà ở
    1.9 Dự án/danh sách/văn bản về việc di dân để xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư có tên người sử dụng đất
    1.10 Giấy tờ về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở được UBND cấp huyện, tỉnh… chứng nhận/cho phép
    1.11 Giấy tạm giao đất của UBND cấp huyện, tỉnh; đơn đề nghị được sử dụng đất đã được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước 01/7/1980 hoặc UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận
    1.12 Giấy tờ giao đất để bố trí cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà/xây nhà để phân, cấp cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách/cán bộ, công nhân viên tự đóng góp
    1.13 Giấy tờ khác có trước 15/10/1993 do UBND tỉnh quy định theo từng địa phương
    2 Đang sử dụng đất, có giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh giao đất để làm nhà/làm nhà kết hợp sản xuất nông, lập nghiệp trước 01/7/2004
    3 Đang sử dụng đất ổn định mà có giấy tờ hợp pháp về:
    3.1 Thừa kế, tặng cho đất hoặc nhà gắn liền với đất
    3.2 Giấy tờ giao nhà tình thương, tình nghĩa, đại đoạn kết gắn liền với đất
    3.3 Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà gắn liền với đất ở
    3.4 Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
    4 Đang sử dụng đất, có giấy tờ về việc được giao đất, cho thuê đất đúng luật trước 15/10/1993 - trước ngày 01/8/2024 mà chưa được cấp Sổ đỏ
    5 Nếu giấy tờ ở trên ghi tên người khác thì phải có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất nhưng đến trước ngày 01/8/2024 mà chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và không có tranh chấp
    6 Bản án/quyết định của Tòa án, quyết định/phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam, quyết định thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã được thi hành, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành…
    7 Nếu có các giấy tờ ở trên mà bị thất lạc, cơ quan Nhà nước không còn lưu thì phải có xác nhận sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp của UBND cấp xã.
    8 Đang sử dụng đất, có các giấy tờ ở trên mà trên giấy tờ có các thời điểm khác nhau thì được chọn thời điểm trên giấy tờ để làm căn cứ cấp Sổ đỏ


    18