Tải file Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp?

Tải file Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp?

Nội dung chính

Tải file Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp?

Cục Quản lý đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng “Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp”.

>> Tải file Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp TẠI ĐÂY

Theo đó, Thực hiện Kết luận 155-KL/TW năm 2025 ngày 17 tháng 5 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025, trong đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu: “….đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định rõ giữa thẩm quyền chung của Uỷ ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp", ngày 12 tháng 6 năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai; ngày 20 tháng 6 năm 2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 23/2025/TT-BNNMT quy định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai; ngày 23 tháng 6 năm 2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 2304/QĐ-BNNMT năm 2025.

Để thuận tiện trong nghiên cứu tìm hiểu pháp luật đất đai và triển khai thực hiện các văn bản nêu trên về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều hành, thực thi pháp luật đất đai được đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, đồng thời với việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp được thông suốt, Cục Quản lý đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng “Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp”, bố cục gồm có 02 phần:

Phần I: Thẩm quyền, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp xã.

Phần II. Trình tự, thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai.

Trên đây là thông tin về Tải file Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp?

Tải file Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp?

Tải file Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai?

Căn cứ tại Phần I Mục A Tiểu mục 1 Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp thì thẩm quyền nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực đất đai như sau:

(1) Thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thông qua việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Đất đai 2024.

2. Ban hành chính sách của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Đất đai 2024.

(3) Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đối với thành phố trực thuộc trung ương không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2024.

(4) Thông qua danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất, trong đó có dự án thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất quy định tại khoản 5 Điều 72 Luật Đất đai 2024.

(5) Quyết định việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở; dự án khu dân cư nông thôn; quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2024.

(6) Quyết định phân bổ ngân sách địa phương để cấp vốn điều lệ và hoàn ứng cho quỹ phát triển đất đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2024.

Nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 151?

 

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai như sau:

(1) Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức Chính phủ 2025Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

(2) Bảo đảm phân quyền nhiệm vụ, phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thông nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

(3) Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

(4) Bảo đảm phân định rõ thẩm quyền giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; phân định rõ thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, phân cấp.

(5) Bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ; bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

(6) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật.

(7) Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(8) Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.

 

Chuyên viên pháp lý Lê Thị Mỹ Duyên
saved-content
unsaved-content
1