Số lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được nhân bản được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Số lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được nhân bản được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nguyên tắc đo đạc lập bản đồ địa chính phải đảm bảo là gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

    (1) Đảm bảo thống nhất trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;

    (2) Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quản lý đất và ghi nhận tình trạng pháp lý của thửa đất tại thời điểm đo đạc;

    (3) Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khu vực đo đạc và quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính;

    (4) Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.

    Số lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được nhân bản và hồ sơ địa giới đơn vị hành chính bao gồm những thành phần nào?

    Căn cứ khoản 4, 5 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV sau khi hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp được hoàn thiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nhân bản đủ số lượng theo quy định và ký xác nhận như sau:

    (1) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã gồm 05 bộ, Ủy ban nhân dân cấp xã ký và Ủy ban nhân dân cấp huyện ký xác nhận. Đối với bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận; đối với bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký. Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

    - Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

    - Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

    - Bản xác nhận tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

    - Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

    - Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

    - Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

    - Phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn).

    - Biên bản bàn giao mốc địa giới đơn vị hành chính các cấp.

    - Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

    (2) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện gồm 04 bộ, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận, bao gồm:

    - Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.

    - Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.

    - Bảng tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.

    - Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.

    - Bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.

    - Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.

    (3) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 03 bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký, bao gồm:

    - Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    - Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    - Bảng tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    - Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    - Bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    - Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Như vậy, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được lập và nhân bản với số lượng cụ thể cho từng cấp (xã, huyện, tỉnh) và bao gồm nhiều thành phần quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp pháp trong quản lý hành chính.

    Số lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được nhân bản được quy định như thế nào?

    Số lượng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được nhân bản được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Sử dụng, khai thác bản đồ địa chính ra sao?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định sử dụng, khai thác bản đồ địa chính như sau:

    - Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được đưa vào sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thay thế cho bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó.

    + Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó có giá trị sử dụng khi giải quyết các nội dung:

    Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất;

    Xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai;

    - Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin liên quan đến thửa đất thì cơ quan quản lý bản đồ địa chính quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thực hiện trích lục bản đồ địa chính, trích lục trích đo bản đồ địa chính;

    - Việc khai thác bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định về khai thác hồ sơ địa chính và khai thác hệ thống thông tin đất đai.

    Như vậy, bản đồ địa chính được sử dụng, khai thác theo như quy định nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    1