Sáp nhập tỉnh còn 34 tỉnh, thành, giảm 50% số lượng xã theo Kết luận 137?

Sáp nhập tỉnh còn 34 tỉnh, thành, giảm 50% số lượng xã theo Kết luận 137?

Nội dung chính

Sáp nhập tỉnh còn 34 tỉnh, thành, giảm 50% số lượng xã theo Kết luận 137?

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 137-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. 

Theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025 tại phiên họp ngày 27 tháng 3 năm 2025, dựa trên cơ sở báo cáo của Đảng uỷ Chính phủ về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, qua đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra ý kiến như sau: 

1. Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.
...
3. Về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã
3.1. Nguyên tắc và tiêu chuẩn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 50% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.
Giao Chính phủ căn cứ định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tình hình thực tiễn, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chí cụ thể, bảo đảm quy mô phù hợp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
- Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp (xã, phường, thị trấn) thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp các xã, thị trấn thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là xã.
- Khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã cần chú trọng các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh; quy mô, trình độ phát triển kinh tế; bảo đảm quốc phòng, an ninh; hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp; bảo đảm chính quyền địa phương cấp cơ sở thực sự gần dân, sát dân.
- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện, cấp xã hiện nay. 

Như vậy, theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025 thì số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp là 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng thời, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 50% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay. 

Sáp nhập tỉnh còn 34 tỉnh, thành, giảm 50% số lượng xã theo Kết luận 137?

Sáp nhập tỉnh còn 34 tỉnh, thành, giảm 50% số lượng xã theo Kết luận 137? (Hình từ Internet)

Quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về việcphân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như sau:

(1) Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương và của chính quyền địa phương các cấp theo hình thức phân quyền, phân cấp.

(2) Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;

- Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;

- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;

- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

(3) Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

(4) Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả.

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
saved-content
unsaved-content
121