Sao Vân Hớn 2025? Sao Vân Hớn là sao tốt hay xấu?
Nội dung chính
Sao Vân Hớn 2025? Sao Vân Hớn là sao tốt hay xấu?
Sao Vân Hớn là một hung tinh thuộc hành Hỏa trong hệ thống Cửu Diệu của tử vi phương Đông. Sao này thường được coi là sao mang tính chất trung bình, không quá tốt nhưng cũng không quá xấu. Người bị sao Vân Hớn chiếu mệnh có thể gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, công danh và sự nghiệp.
Để xác định sao Vân Hớn chiếu mệnh trong năm 2025, cần dựa trên tuổi âm lịch và giới tính tham khảo các tuổi sau đây:
Nam giới: Gặp sao Vân Hớn vào các năm 6, 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87 tuổi. Như vậy, trong năm 2025, nam giới sinh các năm:
- Mậu Tý (1948)
- Giáp Tý (1984)
- Ất Mão (1975)
- Tân Mão (2011)
- Bính Ngọ (1966)
- Nhâm Ngọ (2002)
- Đinh Dậu (1957)
- Quý Dậu (1993)
Nữ giới: Gặp sao Vân Hớn vào các năm 11, 20, 29, 38, 47, 56, 65, 74, 83, 92 tuổi. Do đó, trong năm 2025, nữ giới sinh các năm:
- Tân Sửu (1961)
- Đinh Sửu (1997)
- Nhâm Thìn (1952)
- Mậu Thìn (1988)
- Kỷ Mùi (1979)
- Canh Tuất (1970)
- Bính Tuất (2006)
Những người bị sao Vân Hớn chiếu mệnh trong năm 2025 nên thận trọng trong lời nói và hành động, giữ bình tĩnh và hòa nhã trong giao tiếp để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Việc cúng sao giải hạn cũng được nhiều người thực hiện để tạo tâm lý an tâm và cầu mong bình an.
Thời gian tốt nhất để cúng sao Vân Hớn là từ 9 giờ đến 11 giờ tối ngày 29 âm lịch hàng tháng, đặc biệt là vào tháng 8 âm lịch. Khi cúng, nên sắp xếp lễ vật theo hướng chính Nam.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sao Vân Hớn 2025? Sao Vân Hớn là sao tốt hay xấu? (hình từ internet)
Quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Chương II Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cụ thể như sau:
(1) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
(2) Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
- Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
- Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
- Các quyền khác theo quy định Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.