Quy định của luật hiện hành về mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

Quy định của luật hiện hành về mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y thế nào?

Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y được quy định tại Điều 18 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

1. Dấu hình ô van, có kích thước:
a) Vòng ngoài có bề rộng 80 mm, chiều cao 50 mm;
b) Vòng trong có bề rộng 60 mm, chiều cao 30 mm;
c) Đường ô van ngoài và đường ô van trong của dấu có bề rộng là 1 mm.
2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu như sau:
a) Phía trên khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;
b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 4mm, bề rộng của nét chữ và số là 1 mm;
3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.
4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 5 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Trên đây là tư vấn về mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT để nắm rõ quy định này.

saved-content
unsaved-content
68