Quảng Nam sáp nhập với tỉnh nào? Tỉnh đó có diện tích đứng thứ mấy sau sáp nhập tỉnh thành?
Nội dung chính
Quảng Nam sáp nhập với tỉnh nào? Tỉnh đó có diện tích đứng thứ mấy sau sáp nhập tỉnh thành?
Căn cứ vào tiểu mục 10 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh được ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
[...]
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
[...]
Như vậy, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất dự kiến Quảng Nam sáp nhập với thành phố Đà Nẵng.
Lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Theo đó, sau sáp nhập, thành phố Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng trước đây và Quảng Nam) sẽ là 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh đó theo tiểu mục 3.2 Mục IV Phần 2 Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025,thì:
Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 11.859,6 km2 và quy mô dân số 2.819.900 người.
Với diện tích tự nhiên là 11.859,6 km2, thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập xếp thứ 11 cả nước trên tổng 34 tỉnh thành.
Tóm lại, dự kiến Quảng Nam sáp nhập với thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập có diện tích lớn thứ 11 cả nước.
Trên đây là nội dung Quảng Nam sáp nhập với tỉnh nào? Tỉnh đó có diện tích đứng thứ mấy sau sáp nhập tỉnh thành?
Quảng Nam sáp nhập với tỉnh nào? Tỉnh đó có diện tích đứng thứ mấy sau sáp nhập tỉnh thành? (Hình từ Internet)
Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh theo Nghị quyết 74 như thế nào?
Căn cứ vào tiết b tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp được ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định về thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh như sau:
- Trên cơ sở phân công của Chính phủ, một địa phương được giao chủ trì (cơ quan chủ trì), phối hợp với tỉnh, thành phố cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) xây dựng đề án và lập hồ sơ đề án sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh như sau (trình tự, thủ tục thực hiện đồng thời với lập hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã):
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW năm 2025 và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.
+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) hoàn thiện hồ sơ đề án gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) để thông qua Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương gửi Bộ Nội vụ.
(Nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).
- Trình hồ sơ đề án
Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án của Chính phủ báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.