Thị xã Hương Trà sáp nhập đổi thành gì? Sáp nhập thị xã Hương Trà thành bao nhiêu xã phường?
Nội dung chính
Thị xã Hương Trà sáp nhập đổi thành gì? Sáp nhập thị xã Hương Trà thành bao nhiêu xã phường?
Trước khi sáp nhập, thị xã Hương Trà có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:
- 5 phường: Hương Chữ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Tứ Hạ;
- 4 xã: Bình Thành, Bình Tiến, Hương Bình, Hương Toàn.
Theo đó, thị xã Hương Trà sáp nhập đổi thành gì? Sáp nhập thị xã Hương Trà thành bao nhiêu xã phường? được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1675/NQ-UBTVQH15 như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Huế
Trên cơ sở Đề án số 401/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Huế năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Huế như sau:
[...]
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Tứ Hạ, Hương Văn và Hương Vân thành phường mới có tên gọi là phường Hương Trà.
7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hương Xuân, phường Hương Chữ và xã Hương Toàn thành phường mới có tên gọi là phường Kim Trà.
[...]
23. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hương Bình, Bình Thành và Bình Tiến thành xã mới có tên gọi là xã Bình Điền.
[...]
Theo đó, trên cơ sở Đề án số 401/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Huế năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định thị xã Hương Trà sáp nhập đổi thành 3 phường xã như sau: phường Hương Trà, phường Kim Trà, xã Bình Điền.
Thị xã Hương Trà sáp nhập đổi thành gì? Sáp nhập thị xã Hương Trà thành bao nhiêu xã phường? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường là gì?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) như sau
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
[...]
5. Trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng và giao thông:
a) Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên nước, rừng, bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật; biện pháp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn;
c) Quyết định biện pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng, giao thông; biện pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
6. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao:
a) Quyết định biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân; phát triển văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
7. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo:
a) Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
8. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan khác ở địa phương.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng và giao thông như sau:
- Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên nước, rừng, bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật; biện pháp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn;
- Quyết định biện pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng, giao thông; biện pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.