Phần hệ thống hóa kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông như thế nào trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông?

Phần hệ thống hóa kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông như thế nào trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông? Nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông ra sao?

Nội dung chính

    Phần hệ thống hóa kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông như thế nào trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông?

    Mục tiêu học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông được quy định tại Tiết a Tiểu mục 2 Mục IV Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó: 

    Mục tiêu học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông bao gồm:

    - Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông (ngữ âm chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

    - Học viên có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Mông một cách hệ thống và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

    Trên đây là tư vấn về mục tiêu học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT.

    20