Kiến thức kỹ năng đối với ngữ pháp tiếng Mông thế nào trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông?
Nội dung chính
Kiến thức kỹ năng đối với ngữ pháp tiếng Mông thế nào trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông?
Yêu cầu kiến thức kỹ năng đối với ngữ pháp tiếng Mông trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông được quy định tại Mục V Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:
Kiến thức:
- Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;
- Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt; câu đơn và câu ghép).
Kỹ năng:
- Có kỹ năng nhận diện, phân tích được các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;
- Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Mông và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, s
Trên đây là tư vấn về yêu cầu kiến thức kỹ năng đối với ngữ pháp tiếng Mông trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT.