Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật không?

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì? Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được công nhận quyền sử dụng đất không?

Nội dung chính

    Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì?

    Theo khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ....
    4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

    Như vậy, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

    Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được công nhận quyền sử dụng đất không? (Hình từ Internet)

    Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được công nhận quyền sử dụng đất không?

    Theo Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định về người sử dụng đất như sau:

    Người sử dụng đất
    Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
    1. Tổ chức trong nước gồm:
    5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
    6. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Theo đó, người sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất có bao gồm đối tượng là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    Như vậy, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là đối tượng được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

    Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua hình thức nào?

    Theo Điều 28 Luật Đất đai 2024 quy định về nhận quyền sử dụng đất như sau:

    Nhận quyền sử dụng đất
    1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

    ...

    h) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;

    k) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất;
    l) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
    m) Tổ chức trong nước, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia, tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất;

    Theo đó, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nhận quyền sử dụng đất khi đáp ứng điều kiện được phép nhập cảnh vào Việt Nam và nhận quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau:

    (1) Nhận quyền sử dụng đất từ giao dịch mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở,

    (2) Nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở;

    (3) Nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự;

    (4) Nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;

    (5) Nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;

    (6) Nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

    (7) Nhận quyền sử dụng đất theo quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam;

    (7) Nhận quyền sử dụng đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

    (8) Nhận quyền sử dụng đất theo văn bản về việc chia, tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất.

    15