16:54 - 11/12/2024

Năm 2025 cấm thuốc lá điện tử? Cấm thuốc lá điện tử 2025, bị phạt như thế nào?

Năm 2025 cấm thuốc lá điện tử? Cấm thuốc lá điện tử 2025, sẽ bị phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Năm 2025 cấm thuốc lá điện tử?

    Tại kỳ họp thứ 8 vào chiều ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Chính phủ thực hiện lệnh cấm đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng từ năm 2025.

    Nghị quyết nêu rõ việc cấm hoàn toàn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, cùng với các loại khí và chất có hại cho sức khỏe con người. Quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.

    Chính phủ được giao nhiệm vụ triển khai các biện pháp cụ thể để thực thi hiệu quả quy định trên. Như vậy, từ năm 2025, thuốc lá điện tử sẽ chính thức nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm tại Việt Nam.

    > Năm 2025 hút thuốc lá điện tử đi tù bao nhiêu năm? Đã có Nghị quyết 173 2024 qh15 cấm thuốc lá điện tử 2025?

    Năm 2025 cấm thuốc lá điện tử? Cấm thuốc lá điện tử 2025, bị phạt như thế nào?Năm 2025 cấm thuốc lá điện tử? Cấm thuốc lá điện tử 2025, bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

    Cấm thuốc lá điện tử 2025, bị phạt như thế nào?

    Từ năm 2025 nếu sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điện tử sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

    Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.
    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.
    5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
    6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.
    7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
    8. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
    d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.
    9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm tương ứng quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.
    10. Các mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với:
    a) Hành vi vận chuyển hàng cấm;
    b) Hành vi tàng trữ hàng cấm;
    c) Hành vi giao nhận hàng cấm.
    11. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
    b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
    c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này hoặc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
    d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
    đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
    12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
    13. Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm hành chính.

    Theo đó, đối với hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điện tử sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm và số lượng của hàng cấm. Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn phải chịu các hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện và đồng thời phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

    Ngoài ra, cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử từ năm 2025 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 40 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

    Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
    b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
    c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
    d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
    e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    d) Có tính chất chuyên nghiệp;
    đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
    e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
    g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
    h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
    k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
    l) Tái phạm nguy hiểm.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
    a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
    b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
    c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
    d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
    đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
    d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
    đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Theo đó, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (thuốc lá điện tử)ngoài phạt hành chính còn bị phạt tù như sau:

    - Mức phạt cơ bản: Người sản xuất hoặc buôn bán hàng hóa bị cấm, không thuộc các trường hợp đặc biệt trong Bộ luật, có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Các hành vi bao gồm sản xuất hoặc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc lá điếu nhập lậu, pháo nổ, hoặc hàng hóa khác bị cấm với khối lượng và giá trị cụ thể.

    - Tăng nặng: Người phạm tội với tổ chức, lợi dụng chức vụ hoặc danh nghĩa cơ quan, có tính chất chuyên nghiệp, hoặc vi phạm các giới hạn khối lượng và giá trị cao hơn sẽ bị phạt từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

    - Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng: Các hành vi vượt ngưỡng khối lượng hoặc giá trị cao nhất (thuốc bảo vệ thực vật từ 300 kg trở lên, thuốc lá điếu nhập lậu từ 4.500 bao trở lên, pháo nổ từ 120 kg trở lên) sẽ bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm.

    - Pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội, pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, có thể bị phạt bổ sung, như cấm kinh doanh hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

    Chuyên viên pháp lý Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
    1871
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ