Mật độ xây dựng gộp đối với từng trường hợp cụ thể ở các khu vực phát triển mới được quy định ra sao?

Mật độ xây dựng gộp của một khu vực đô thị là gì? Mật độ xây dựng gộp đối với từng trường hợp cụ thể ở các khu vực phát triển mới được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mật độ xây dựng gộp của một khu vực đô thị là gì?

    Căn cứ tại tiết 1.4.20 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng thì:

    1.4.20 Mật độ xây dựng
    - Mật độ xây dựng thuần: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi (sân) đỗ xe, sân thể thao, nhà bảo vệ, lối lên xuống, bộ phận thông gió tầng hầm có mái che và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác).
    CHÚ THÍCH: Các bộ phận công trình, chi tiết kiến trúc trang trí như: sê-nô, ô-văng, mái đua, mái đón, bậc lên xuống, bậu cửa, hành lang cầu đã tuân thủ các quy định về an toàn cháy, an toàn xây dựng cho phép không tính vào diện tích chiếm đất nếu đảm bảo không gây cản trở lưu thông của người, phương tiện và không kết hợp các công năng sử dụng khác.
    - Mật độ xây dựng gộp của một khu vực đô thị: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất có thể bao gồm cả: sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình).
    ...

    Do đó, mật độ xây dựng gộp của một khu vực đô thị được xác định là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất có thể bao gồm cả: sân, đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình).

    Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình đối với các khu vực phát triển mới phải được quy định ở đâu?

    Căn cứ tại tiết 2.6.1 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng, yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới:

    Theo đó, khoảng cách tối thiểu giữa các tòa nhà, công trình riêng lẻ hoặc dãy nhà liền kề (gọi chung là công trình) phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị.

    Bố trí các công trình, xác định chiều cao công trình phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên (nắng, gió...), tạo ra các lợi thế cho điều kiện vi khí hậu trong công trình và phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra khoảng cách giữa các công trình phải đáp ứng các yêu cầu:

    (1) Trường hợp các công trình có chiều cao < 46 m

    - Khoảng cách giữa cạnh dài của các công trình phải đảm bảo ≥ 1/2 chiều cao công trình nhưng không được < 7 m;

    - Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo ≥ 1/3 chiều cao công trình nhưng không được < 4 m;

    - Trường hợp trong cùng một lô đất có các dãy nhà liền kề nếu được quy hoạch cách nhau, khoảng cách giữa cạnh mặt sau của dãy nhà liền kề phải đảm bảo ≥ 4 m.

    (2) Trường hợp các công trình có chiều cao ≥ 46 m

    - Khoảng cách giữa cạnh dài của các công trình phải ≥ 25 m;

    - Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo ≥ 15 m.

    (3) Khoảng cách giữa các công trình có chiều cao khác nhau lấy theo quy định của công trình có chiều cao lớn hơn.

    (4) Đối với công trình có chiều dài cạnh dài và chiều dài đầu hồi tương đương nhau thì mặt công trình tiếp giáp với đường giao thông lớn nhất được tính là cạnh dài của dãy nhà.

    Mật độ xây dựng gộp đối với từng trường hợp cụ thể ở các khu vực phát triển mới được quy định ra sao?

    Mật độ xây dựng gộp đối với từng trường hợp cụ thể ở các khu vực phát triển mới được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

    Mật độ xây dựng gộp đối với từng trường hợp cụ thể ở các khu vực phát triển mới được quy định như thế nào?

    Căn cứ tiểu mục 2.6.4 Mục 2.6 Mục 2 QCVN 01:2021/BXD quy định mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép như sau:

    2.6 Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới
    ...
    2.6.4 Mật độ xây dựng gộp
    - Mật độ xây dựng gộp tối đa cho phép của đơn vị ở là 60%;
    - Mật độ xây dựng gộp tối đa của khu du lịch - nghỉ dưỡng tổng hợp (resort) là 25%;
    - Mật độ xây dựng gộp tối đa của khu công viên là 5%;
    - Mật độ xây dựng gộp tối đa của khu công viên chuyên đề là 25%;
    - Mật độ xây dựng gộp tối đa của khu cây xanh chuyên dụng (bao gồm cả sân gôn), vùng bảo vệ môi trường tự nhiên được quy định tùy theo chức năng và các quy định pháp luật có liên quan, nhưng không quá 5%.

    Tóm lại, các quy định trên về mật độ xây dựng gộp nhằm tạo sự cân bằng giữa việc phát triển đô thị và việc duy trì không gian xanh, chất lượng môi trường sống. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ giúp đảm bảo các khu vực phát triển mới không chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng và tiện nghi mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của đô thị.

    11