Lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính được lập khi nào và được lập thành mấy cấp?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính được lập khi nào và được lập thành mấy cấp? Chỉnh lý bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính được lập khi nào và được lập thành mấy cấp?

    Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính cụ thể như sau:

    (1) Lưới khống chế đo vẽ được lập khi đo đạc chi tiết, số lượng điểm lưới khống chế đo vẽ được xác định tùy thuộc vào phương pháp đo đạc để đảm bảo đo đạc chi tiết hết phạm vi khu đo.

    (2) Lưới khống chế đo vẽ được lập thành hai cấp, gồm cấp 1 và cấp 2.

    - Khi lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS hoặc khi lập lưới khống chế đo vẽ sử dụng làm điểm khống chế ảnh thì chỉ lập một cấp lưới (cấp 1).

    - Căn cứ vào mật độ điểm gốc (điểm khởi tính) có thể thiết kế lưới dạng đường chuyền hoặc thành mạng lưới có một hay nhiều điểm nút tùy thuộc tỷ lệ bản đồ địa chính cần đo đạc và điều kiện địa hình.

    - Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.

    - Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên.

    - Lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS được phát triển dựa trên tối thiểu 3 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.

    Lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính được lập khi nào và được lập thành mấy cấp?

    Lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính được lập khi nào và được lập thành mấy cấp? (Hình từ Internet)

    Chỉnh lý bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định chỉnh lý bản đồ địa chính cụ thể như sau:

    (1) Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi thửa đất và các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này có thay đổi.

    (2) Bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các căn cứ sau:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);

    + Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành; kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của cấp có thẩm quyền;

    + Các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến thửa đất;

    + Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới mà hồ sơ địa giới hành chính đã được thiết lập;

    - Văn bản của cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện có sai sót của bản đồ địa chính hoặc phản ánh về ranh giới thửa đất bị thay đổi do sạt lở, sụt đất tự nhiên;

    - Văn bản về thay đổi chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật;

    - Văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung dẫn đến thay đổi trong chia mảnh và thay đổi số thứ tự mảnh bản đồ địa chính;

    - Kết quả kiểm tra của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp người sử dụng đất có văn bản phản ánh về các sai khác thông tin của thửa đất.

    (3) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, đối chiếu, thực hiện chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai và thông báo việc cập nhật, chỉnh lý biến động cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Trách nhiệm lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính là gì?

    Căn cứ theo Điều 130 Luật Đất đai 2024 quy định trách nhiệm lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính cụ thể như sau:

    (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc lập hồ sơ địa chính tại địa phương và bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.

    (2) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ địa chính;

    - Kiểm tra, giám sát việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính thường xuyên tại địa phương.

    (3) Tổ chức đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính.

    - Đối với những địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì tổ chức đăng ký đất đai có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng.

    (4) Công chức làm nhiệm vụ địa chính cấp xã có trách nhiệm quản lý, sử dụng thông tin từ hồ sơ địa chính phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương và theo yêu cầu của công dân;

    - Cập nhật biến động đất đai đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền và phản ánh tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất vào hồ sơ địa chính.

    (5) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính, việc khai thác, sử dụng và kiểm tra, giám sát đối với hồ sơ địa chính.

    17
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ