Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo? Nguyên tắc đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?

Chuyên viên pháp lý: Cao Thanh An
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo? Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? Các biện pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của Nhà nước

Nội dung chính

Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2024 về khái niệm bảo vệ, phục hồi và cải tạo đất như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
4. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là việc áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động vào đất để xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
[...]

Như vậy, bảo vệ, phục hồi và cải tạo đất là việc áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động vào đất để xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.

Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo? Các loại đất cần cải tạo gồm: đất xói mòn, đất pha cát, đất sét và đất thịt, các loại đất chua, đất thoái hóa, mặn, đất bạc màu,... Biện pháp cải tạo đất thường được áp dụng chủ yếu là cày sâu bừa kĩ kết hợp cùng bón phân hữu cơ, trồng xen cây nông nghiệp, giữ nước liên tục cùng thay nước thường xuyên.

Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo :

A. Đất phù sa.

B. Đất xói mòn, đất xám bạc màu.

C. Đất xám bạc màu, đất phù sa.

D. Đất xói mòn và đất phù sa sông Hồng.

Lưu ý: Thông tin về Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo chỉ mang tính chất tham khảo.

Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo? Nguyên tắc đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?

Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo? Nguyên tắc đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?

Căn cứ Điều 51 Luật Đất đai 2024 về nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ đất như sau:

- Bảo đảm kịp thời, khách quan, phản ánh đúng thực trạng tài nguyên đất.

- Thực hiện trên phạm vi cả nước, các vùng kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh và bảo đảm liên tục, kế thừa.

- Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng với Nhà nước thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

- Cung cấp kịp thời thông tin, số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.

Các biện pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của Nhà nước

Căn cứ Điều 54 Luật Đất đai 2024 về các biện pháp bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được Nhà nước quy định bao gồm:

(1) Nội dung bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm:

- Phân loại các khu vực đất đã được khoanh vùng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 53 Luật Đất đai 2024;

- Tổng hợp, xác định phạm vi, mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo từng khu vực đất đã được phân loại tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai 2024;

- Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất đã được xác định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai 2024;

- Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu và quyết định phương án thực hiện;

- Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;

- Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

(2) Lập bản đồ các khu vực đất đã thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; xây dựng và cập nhật dữ liệu về bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

(3) Kiểm soát các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm chưa được bảo vệ, cải tạo, phục hồi theo quy định khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai 2024 bao gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động trên đất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến đất.

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai là gì?

Căn cứ Điều 11 Luật Đất đai 2024 về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai như sau:

- Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

- Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.

- Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

- Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

- Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

(Trên đây là giải đáp cho Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo? Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?)

saved-content
unsaved-content
56