Khối BRICS là gì? Khối BRICS gồm những quốc gia nào?
Nội dung chính
Khối BRICS là gì? Khối BRICS gồm những quốc gia nào?
Khối BRICS là gì? Khối BRICS là một liên minh kinh tế - chính trị gồm năm quốc gia: Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China), và Nam Phi (South Africa). Tên "BRICS" là viết tắt của chữ cái đầu tiên trong tên tiếng Anh của các nước này.
Được thành lập vào năm 2006 (ban đầu là BRIC, Nam Phi gia nhập năm 2010), BRICS nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và ảnh hưởng địa chính trị giữa các thành viên, đồng thời đóng vai trò như một đối trọng với các tổ chức kinh tế phương Tây như G7 hay IMF.
Khối BRICS gồm những quốc gia nào?
Khối BRICS hiện gồm năm thành viên chính thức ban đầu: Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China), Nam Phi (South Africa).
Ngoài ra, từ năm 2024, BRICS đã mở rộng và mời thêm các thành viên mới: Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Lưu ý, Việt Nam hiện chưa phải là thành viên chính thức của BRICS. Tuy nhiên, Việt Nam đã tham gia các cuộc họp mở rộng của BRICS.
(Nội dung khối BRICS là gì? Khối BRICS gồm những quốc gia nào? chỉ mang tính chất tham khảo)
Khối BRICS là gì? Khối BRICS gồm những quốc gia nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Việc làm 2013 quy định chính sách của Nhà nước về việc làm như sau:
Theo đó, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm là:
- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Quan hệ lao động phải được xây dựng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc xây dựng quan hệ lao động như sau:
Theo đó, quan hệ lao động phải được xây dựng cụ thể như sau:
- Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.