Khi đi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 có bắt buộc phải mang theo sổ hộ khẩu để làm thủ tục không?

Có cần mang theo sổ hộ khẩu khi đi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 không? Nhờ người thân đi xin lý lịch tư pháp số 1 có cần mang theo giấy khai sinh?

Nội dung chính

    Có cần mang theo sổ hộ khẩu khi đi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau:

    1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
    a. Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
    b. Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    Theo quy định hiện hành, khi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì bạn phải chuẩn bị bản chụp sổ hộ khẩu.

    Tuy nhiên, khoản 4 Điều 37 Luật cư trú 2020 quy định: Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12.

    Theo đó, khi đi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 không cần đến sổ hộ khẩu (sổ gốc hoặc bản chụp).

    Khi đi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 có bắt buộc phải mang theo sổ hộ khẩu để làm thủ tục không? (Hình từ Internet)

    Nhờ người thân đi xin lý lịch tư pháp số 1 có cần mang theo giấy khai sinh?

    Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:

    Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.

    Như vậy, mẹ bạn được đi xin lý lịch tư pháp số 1 thay bạn và khi mẹ bạn sẽ cần mang những giấy tờ chứng minh quan hệ là (mẹ - con) và cái thể hiện rõ nhất chính là giấy khai sinh. Do vậy, cần thiết mang theo giấy khai sinh để thực hiện thủ tục này. 

    Người nước ngoài có thuộc đối tượng được cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1?

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp 2009, cụ thể bao gồm:

    Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

    Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Như vậy, kể cả người nước ngoài khi đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 nêu trên.

    12