Huyện Cần Giờ sau sáp nhập phường xã TPHCM còn bao nhiêu phường xã?
Nội dung chính
Huyện Cần Giờ sau sáp nhập phường xã TPHCM còn bao nhiêu phường xã?
Ngày 16/06/2025, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.
Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 có hiệu lực từ ngày 16/06/2025.
- Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 01 đặc khu;
- Trong đó có 112 phường, 50 xã, 01 đặc khu hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 và 05 đơn vị hành chính cấp xã không thực hiện sắp xếp là phường Thới Hòa, các xã Long Sơn, Hòa Hiệp, Bình Châu, Thạnh An.
Trước khi sáp nhập phường xã TPHCM huyện Cần Giờ có 07 xã và thị trấn. Tuy nhiên, Huyện Cần Giờ sau sáp nhập phường xã TPHCM còn bao nhiêu phường?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định cụ thể như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
...
120. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Thôn Hiệp, xã Bình Khánh và một phần diện tích, quy mô dân số của xã An Thới Đông thành xã mới có tên gọi là xã Bình Khánh.
121. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lý Nhơn và phần còn lại của xã An Thới Đông sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 120 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã An Thới Đông.
122. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Long Hòa (huyện Cần Giờ) và thị trấn Cần Thạnh thành xã mới có tên gọi là xã Cần Giờ.
...
145. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thanh An, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Định Hiệp và phần còn lại của xã Thanh Tuyền, xã An Lập sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 93 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Thanh An.
Như vậy, huyện Cần Giờ sau sáp nhập phường xã TPHCM còn 04 xã như sau: xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Cần Giờ, xã Thanh An.
Huyện Cần Giờ sau sáp nhập phường xã TPHCM còn bao nhiêu phường xã? (Hình từ Internet)
Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) về guyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
Theo đó, việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;
- Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;
Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chốt sáp nhập tỉnh, sau 1/7 địa chỉ nhà dân có phải chỉnh sửa theo không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Luật Đất đai 2024 về việc đăng ký biến động như sau:
Điều 133. Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
...
2. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu. Đối với trường hợp đăng ký biến động quy định tại điểm p khoản 1 Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp.
Đồng thời, căn cứ Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030:
Điều 21. Chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức
1. Các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, công dân, tổ chức trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.
Như vậy, sau khi chốt sáp nhập tỉnh, sau 1/7 không bắt buộc phải chỉnh sửa địa chỉ nhà dân trên sổ đỏ, giấy tờ đã cấp, người dân chỉ chỉnh sửa địa chỉ nhà trên sổ đỏ, giấy tờ đã cấp nếu có nhu cầu. Các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân trước khi chính thức thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh 2025 nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.
Trên đây là toàn bộ nội dung "Huyện Cần Giờ sau sáp nhập phường xã TPHCM còn bao nhiêu phường xã?"