Diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội có phải được xác định trong quy hoạch đô thị không?

Diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội có phải được xác định trong quy hoạch đô thị không? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là gì?

Nội dung chính

    Diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội có phải được xác định trong quy hoạch đô thị không?

    Căn cứ Điều 32 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Quỹ đất để phát triển nhà ở
    1. Diện tích đất để phát triển nhà ở phải được xác định trong quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đại học, quy hoạch xây dựng khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Việc bố trí diện tích đất để phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu diện tích đất để phát triển nhà ở trên địa bàn trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
    3. Việc bố trí diện tích đất để phát triển nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư phải tuân thủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương này.
    4. Việc bố trí diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và quy định tại Chương VI của Luật này.

    Như vậy, diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội phải được xác định trong quy hoạch đô thị và các quy hoạch xây dựng khác theo quy định của pháp luật quy hoạch, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội có phải được xác định trong quy hoạch đô thị không?

    Diện tích đất để phát triển nhà ở xã hội có phải được xác định trong quy hoạch đô thị không? (Ảnh từ Internet)

    Công chức Nhà nước đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì có được thuê nhà ở công vụ?

    Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 45 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
    1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
    a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc trường hợp ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
    ...
    c) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
    ...
    2. Điều kiện thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:
    a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;
    b) Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thuộc trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê mua hoặc thuê nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.
    Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

    Như vậy, công chức Nhà nước không thuộc trường hợp được ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ và đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì sẽ không được thuê nhà ở công vụ tại khu vực đó nữa.

    Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là gì?

    Căn cứ Điều 79 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
    1. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
    a) Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở;
    b) Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;
    c) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    d) Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
    đ) Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì thực hiện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trước đối với: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới;
    e) Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.
    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.
    3. Quy định tại Mục 2 Chương này không áp dụng cho việc phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, việc phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở, trừ trường hợp các mục 3, 4 và 5 Chương này có quy định dẫn chiếu áp dụng quy định tại Mục 2 Chương này.

    Như vậy, nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định như trên.

    30