Danh sách các Phường mới của Quận Gò Vấp (Cũ) sau sáp nhập như thế nào?

Danh sách các Phường mới của Quận Gò Vấp (Cũ) sau sáp nhập như thế nào?

Nội dung chính

Danh sách các Phường mới của Quận Gò Vấp (Cũ) sau sáp nhập như thế nào? 

Căn cứ khoản 48 đến khoản 52 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15năm 2025 có nêu về danh sách 6 phường mới của Quận Gò Vấp (cũ) sau sáp nhập phường như sau:

TT

Phường sáp nhập

Phường mới

1

Phường 1 + Phường 3

Phường Hạnh Thông

2

Phường 5 + Phường 6

Phường An Nhơn

3

Phường 10 + Phường 17

Phường Gò Vấp

4

Phường 15 + Phường 16

Phường An Hội Đông

5

Phường 8 + Phường 11

Phường Thông Tây Hội

6

Phường 12 + Phường 14

Phường An Hội Tây

Như vậy, từ 01/7/2025 sẽ không còn Quận Gò Vấp, các phường tại Quận Gò Vấp sẽ được chia thành 6 phường bao gồm: Phường Hạnh Thông, Phường An Nhơn, Phường Gò Vấp, Phường An Hội Đông, Phường Thông Tây Hội, Phường An Hội Tây.

Danh sách các Phường mới của Quận Gò Vấp (Cũ) sau sáp nhập như thế nào?

Danh sách các Phường mới của Quận Gò Vấp (Cũ) sau sáp nhập như thế nào? (Ảnh Internet)

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau: 

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

- Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.

- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.

Quy định về phân cấp chính quyền địa phương như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về Phân cấp của chính quyền địa phương như sau: 

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc Hội đồng nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo quy định của pháp luật để tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản trị đơn vị và cung ứng dịch vụ công, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp.

- Việc phân cấp phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân phân cấp. Cơ quan, cá nhân phân cấp chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân cấp có đề nghị và tự bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.

- Cơ quan, cá nhân phân cấp có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp, bảo đảm các nội dung phân cấp được thực hiện hiệu lực, hiệu quả; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp trong trường hợp không bảo đảm điều kiện theo quy định tại mục (2).

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân cấp có quyền tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản phân cấp; đề nghị cơ quan, cá nhân phân cấp điều chỉnh nội dung phân cấp; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan, cá nhân phân cấp về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp; định kỳ báo cáo, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và không được phân cấp tiếp nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được phân cấp.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương được đề xuất với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân cấp cho mình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng nếu đáp ứng các yêu cầu về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác.

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi nhận được nội dung đề xuất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải quyết; trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trường hợp cần phải thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền đang được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mới thực hiện được việc phân cấp theo quy định tại Điều này thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh các quy định đó tại văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp do mình ban hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, bảo đảm yêu cầu về cải cách hành chính theo hướng giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính, không quy định thêm thành phần hồ sơ, không tăng thêm yêu cầu, điều kiện, thời gian giải quyết thủ tục đang áp dụng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc công khai thủ tục hành chính có thay đổi, điều chỉnh quy định tại khoản này theo quy định của pháp luật và sau đó có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về ngành, lĩnh vực có liên quan về việc điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp tại địa phương mình.

Chuyên viên pháp lý Thi Thanh Thiện
saved-content
unsaved-content
4