Đầm Thị Nại ở nước ta thuộc tỉnh nào? Giá đất Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 2025?
Nội dung chính
Đầm Thị Nại ở nước ta thuộc tỉnh nào?
Đầm Thị Nại là đầm nước mặc lớn nhất Bình Định có diện tích trên 5.000ha mặt nước, chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng tới gần bốn cây số trải dài từ TP Quy Nhơn sang huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.
Cuối năm 2006, Bình Định khánh thành cầu Thị Nại, khi đó là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nối TP Quy Nhơn với phía đông bắc Thành phố, mở ra không gian rộng lớn để phát triển.
Với nhiều lợi thế hiếm có đó, đầm Thị Nại trở thành một trong những "trung tâm chú ý" cho quy hoạch phát triển đô thị của Bình Định trong những năm qua và được cụ thể hóa trong quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 12-2023.
Theo quy hoạch, tỉnh Bình Định phát triển đô thị nhanh, bền vững và đô thị hóa sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng đô thị thông minh, phát triển đô thị gắn với hình thành, phát triển đô thị khoa học, thung lũng sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo, các trường đại học.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định:
- Theo kết quả điều tra năm 2020, đầm Thị Nại có khoảng 573 loài. Cụ thể 141 loài thực vật, 98 loài động vật có xương sống trên cạn, 111 loài cá, 187 loài động vật không xương sống; thuộc 10 ngành, 20 lớp, 89 bộ và 218 họ với 12 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, 8 loài quý hiếm thuộc danh mục IUCN: cá bống bớp, mèo cá, sam ba gai đuôi, cá mòi cờ chấm, cá chình bông, cò ốc... và đặc biệt là loài cò trắng Trung Quốc - loài thuộc danh mục IB loài nguy cấp, quý, hiếm nằm trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
- Các loài có sự phân bố khác nhau trong những sinh cảnh của hệ sinh thái trong đầm. Quan trọng nhất là các hệ sinh thái rừng ngập mặn nằm phân bố rải rác quanh đầm. Các loài quý hiếm và các loài có giá trị kinh tế cao thường phân bố trong rừng ngập mặn trồng hoặc tự nhiên.
Đầm Thị Nại không chỉ là một khu vực quan trọng về mặt sinh thái và kinh tế mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên, những làng chài truyền thống và hệ sinh thái phong phú. Với vị trí chiến lược, đầm Thị Nại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thủy sản của Bình Định và tạo cơ hội cho các hoạt động du lịch sinh thái.
Như vậy, trên đây là một số thông tin có thể tham khảo về Đầm Thị Nại tại tỉnh Bình Định.
Đầm Thị Nại ở nước ta thuộc tỉnh nào? Giá đất Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 2025? (Hình từ Internet)
Giá đất Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 2025?
Tính đến thời điểm hiện nay 24/12/2024, UBND tỉnh Bình Định vẫn chưa ban hành văn bản điều chỉnh bảng giá đất tỉnh Bình Định theo Luật Đất đai 2024
Căn cứ theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2024 được tiếp tục áp dụng đến hết 31/12/2025.
Do đó, hiện bảng giá đất tỉnh Bình Định vẫn áp dụng bảng giá đất được quy định tại Quyết định 65/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Định có hiệu lực từ 01/01/2020.
Theo đó, giá đất Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 2025 vẫn dựa theo bảng giá đất được quy định tại Quyết định 65/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Định.
TRA CỨU GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH 2025 TẠI ĐÂY
Cụ thể:
- Giá đất cao nhất tại Thành phố Quy Nhơn là: 46,5 triệu đồng tại đường Nguyễn Tất Thành (đoạn Từ giáp đường An Dương Vương - Đến giáp đường Nguyễn Thái Học)
- Giá đất thấp nhất tại Thành phố Quy Nhơn là: 1,25 triệu đồng tại đường Lê Truân (Đường quy hoạch, lộ giới 12m, khu QHDC khu vực 5, phường Bùi Thị Xuân).
Như vậy, giá đất Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 2025 được quy định chi tiết như trên.
Bảng giá đất được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp như sau:
- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
- Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm;
- Tính thuế sử dụng đất;
- Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;
- Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân;
- Tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng;
- Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.
Như vậy, Bảng giá đất áp dụng cho các trường hợp theo như quy định trên.