Cứu hộ, cứu nạn theo đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc quy định ra sao?
Nội dung chính
Cứu hộ, cứu nạn theo đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc được quy định như thế nào?
Cứu hộ, cứu nạn theo đề án xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc được quy định tại Tiểu mục VII Mục 3 Quyết định 2682/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Đề án “Xây dựng giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
Cứu hộ, cứu nạn
- Yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác các tuyến đường bộ cao tốc ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ cứu hộ, cứu nạn phải có điều khoản ràng buộc là đơn vị cung cấp dịch vụ phải có phương tiện thường trực 24/24h. Từng bước thành lập các trạm cứu hộ, cứu nạn có trang thiết bị và nhân lực thường xuyên túc trực 24/24h tập trung tại các trạm dừng nghỉ hoặc tại các điểm với cự ly trung bình khoảng 50 km. Trạm này tập trung các lực lượng bao gồm: tuần đường của đơn vị quản lý, khai thác, cảnh sát giao thông, cứu hộ giao thông, cứu nạn, cấp cứu y tế tai nạn giao thông.
- Rà soát việc lắp đặt các trạm điện thoại cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc.
- Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 19/7/2013.