Chuyển nhượng dự án đầu tư là đối tượng không chịu thuế GTGT đúng không?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Chuyển nhượng dự án đầu tư là đối tượng không chịu thuế GTGT đúng không? Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án đầu tư dự án bất động sản khi đáp ứng điều kiện gì?

Nội dung chính

    Chuyển nhượng dự án đầu tư là đối tượng không chịu thuế đúng không?

    Căn cứ điểm d khoản 9 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định như sau:

    Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
    [...]
    9. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại sau đây:
    a) Dịch vụ cấp tín dụng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng và các khoản phí được nêu cụ thể tại Hợp đồng vay vốn của Chính phủ Việt Nam với Bên cho vay nước ngoài;
    b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;
    c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
    d) Chuyển nhượng vốn bao gồm chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật. Chuyển nhượng vốn quy định tại điểm này không bao gồm chuyển nhượng dự án đầu tư, bán tài sản;
    đ) Bán nợ bao gồm bán khoản phải trả và khoản phải thu;
    e) Kinh doanh ngoại tệ;
    g) Sản phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về chứng khoán và pháp luật về thương mại, bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; hợp đồng quyền chọn mua, chọn bán và sản phẩm phái sinh khác;
    h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập có chức năng mua, bán nợ để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
    [...]

    Theo đó, chuyển nhượng vốn là đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên chuyển nhượng vốn quy định tại điểm d khoản 9 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 không bao gồm chuyển nhượng dự án đầu tư, bán tài sản.

    Như vậy, chuyển nhượng dự án đầu tư không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.

    Chuyển nhượng dự án đầu tư là đối tượng không chịu thuế GTGT đúng không?

    Chuyển nhượng dự án đầu tư là đối tượng không chịu thuế GTGT đúng không? (Hình từ Internet)

    Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án đầu tư dự án bất động sản khi đáp ứng điều kiện gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

    Điều 46. Chuyển nhượng dự án đầu tư
    1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;
    b) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;
    c) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
    d) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
    đ) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
    e) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
    [...]

    Theo đó, để chuyển nhượng dự án đầu tư bất động sản, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Dự án không bị chấm dứt hoạt động:

    Phần dự án chuyển nhượng không thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020.

    - Điều kiện pháp luật đất đai:

    Trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cần đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Điều kiện pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản:

    Nếu dự án đầu tư là dự án xây dựng nhà ở hoặc dự án bất động sản, phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản.

    - Điều kiện trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    Việc chuyển nhượng phải tuân thủ điều kiện đã được nêu trong các văn bản này hoặc theo quy định pháp luật có liên quan (nếu có).

    - Đối với doanh nghiệp nhà nước:

    Nếu nhà đầu tư thuộc doanh nghiệp nhà nước, cần thực hiện thêm các quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.

    Dự án bất động sản có phải phù hợp với pháp luật về quy hoạch đô thị không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:

    Điều 11. Yêu cầu đối với dự án bất động sản
    1. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    2. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.
    [...]

    Như vậy, dự án bất động sản phải phù hợp với pháp luật về quy hoạch đô thị.

    saved-content
    unsaved-content
    1