Cày, bừa đất phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Nội dung chính

    Cày, bừa đất phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

    Căn cứ khoản 6 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định như sau:

    Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
    1. Sản phẩm cây trồng, rừng trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
    2. Sản phẩm giống vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, vật liệu nhân giống cây trồng theo quy định của pháp luật về trồng trọt.
    3. Thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi; thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản.
    4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
    5. Nhà ở thuộc tài sản công do Nhà nước bán cho người đang thuê.
    6. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
    [...]

    Như vậy, hoạt động cày, bừa đất phục vụ sản xuất nông nghiệp là dịch vụ không phải đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên không phải tính thuế giá trị gia tăng khi cung cấp dịch vụ này.

    Cày, bừa đất phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

    Cày, bừa đất phục vụ sản xuất nông nghiệp có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)

    Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn phải thành lập tổ chức?

    Căn cứ khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều 45. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
    [...]
    6. Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính sau đây:
    a) Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;
    b) Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
    c) Vốn đầu tư;
    d) Thời hạn sử dụng đất;
    đ) Tiến độ sử dụng đất.
    7. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.
    [...]

    Theo đó, đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức của cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì phải thành lập tổ chức kinh tế.

    Ngoài ra, còn phải có phương án sử dụng đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

    Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức đều phải thành lập tổ chức kinh tế. Mà đối với trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế thì không phải thành lập tổ chức kinh tế và không cần phương án sử dụng đất trồng lúa.

    Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất không?

    Căn cứ Điều 118 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều 118. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
    1. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này.
    2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên; đất quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật này; đất tín ngưỡng để bồi thường cho trường hợp Nhà nước thu hồi đất tín ngưỡng.
    3. Người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
    4. Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.
    5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
    6. Cơ quan, tổ chức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở.
    7. Đồng bào dân tộc thiểu số không phải là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng thuộc đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất theo chính sách quy định tại Điều 16 của Luật này.
    8. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.
    9. Việc giao đất quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 124 của Luật này.

    Như vậy, có một trường hợp là cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn được giao đất không thu tiền sử dụng đất là đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất nông nghiệp trong hạn mức theo chính sách.

    saved-content
    unsaved-content
    1