Cách tính BHXH 1 lần mới nhất 2025? Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất 2025? Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào khi có luật mới?

Nội dung chính

    Cách tính BHXH 1 lần mới nhất 2025? Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần

    (1) Từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    - 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    - 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    Tóm lại, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo công thức sau (áp dụng đến hết 30/6/2025)

    Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau năm 2014)

    - Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

    Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong  quyết  định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

    (2) Từ 01/7/2025 trở đi

    Theo Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cứ mỗi năm được tính như sau:

    - Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với năm đóng trước năm 2014.

    Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

    - Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    Tóm lại, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo công thức sau (áp dụng từ 01/7/2025)

    Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau năm 2014)

    Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

    >>> Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

    (1) Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này:

    - Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 60 tháng

    - Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 72 tháng

    - Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 96 tháng

    - Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 120 tháng

    - Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 180 tháng

    - Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 240 tháng

    - Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

    (2) Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

    (3) Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

    Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

    Lưu ý:

    Theo Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo công thức sau:

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

    Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng dưới đây:

    Năm

    Trước 1995

    1995

    1996

    1997

    1998

    1999

    2000

    2001

    2002

    2003

    2004

    Mức điều chỉnh

    5,43

    4,61

    4,36

    4,22

    3,92

    3,75

    3,82

    3,83

    3,68

    3,57

    3,31

    Năm

    2005

    2006

    2007

    2008

    2009

    2010

    2011

    2012

    2013

    2014

    2015

    Mức điều chỉnh

    3,06

    2,85

    2,63

    2,14

    2,0

    1,83

    1,54

    1,41

    1,33

    1,27

    1,27

    Năm

    2016

    2017

    2018

    2019

    2020

    2021

    2022

    2023

    2024

     

     

    Mức điều chỉnh

    1,23

    1,19

    1,15

    1,12

    1,08

    1,07

    1,03

    1,0

    1,0

     

     

    Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định trên.

    Như vậy, cách tính BHXH 1 lần năm 2025 được chia thành 2 giai đoạn theo nội dung nêu trên.

    Cách tính BHXH 1 lần mới nhất 2025? Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần

    Cách tính BHXH 1 lần mới nhất 2025? Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần (Ảnh từ Internet)

    Ai được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Căn cứ Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

    Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
    1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
    Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
    b) Ra nước ngoài để định cư;
    c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
    d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
    đ) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
    e) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
    2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;
    b) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
    c) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
    d) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
    đ) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.
    ...

    Như vậy, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định như trên.

    Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025


    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Thùy Dương
    199
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ