Bản đồ 126 đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sau sắp xếp

Bản đồ 126 đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sau sắp xếp

Nội dung chính

Bản đồ 126 đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sau sắp xếp

Căn cứ Nghị quyết 202/2025/QH15 được ban hành ngày 12/6/2025 thì TP Hà Nội thuộc thành phố không thực hiện sắp xếp như sau: 

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...]
24. Sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 04 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.

Căn cứ Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội. Sau khi sắp xếp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã. 

Dưới đây là Bản đồ 126 đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sau sắp xếp
theo Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Môi trường

 

Xem thêm chi tiết bản đồ TP Hà Nội sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã 2025 và 34 tình thành sau sáp nhập tại: https://vnsdi.monre.gov.vn/bandohanhchinh/  

Bản đồ 126 đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sau sắp xếp

Bản đồ 126 đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sau sắp xếp (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, thành gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:

Điều 10. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, thành gồm có:

- Tờ trình về việc sáp nhập tỉnh, thành;

- Đề án về việc sáp nhập tỉnh, thành;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập tỉnh, thành. 

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
saved-content
unsaved-content
53