Ai là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam?
Nội dung chính
Ai là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam?
Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại xã Chánh Hiệp (nay là xã Hòa Hiệp), huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông được biết đến như cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, với những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ cho công cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại Pháp, ông trở về Việt Nam theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946. Tại đây, ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo vũ khí cho quân đội. Với kiến thức sâu rộng và tinh thần sáng tạo, ông đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí quan trọng như súng không giật SKZ, đạn bay, bom bay, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến.
Với những cống hiến xuất sắc, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng Lao động và quân hàm Thiếu tướng. Ông cũng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã trở thành huyền thoại, là tấm gương sáng cho các thế hệ khoa học Việt Nam noi theo.
Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa qua đời ngày 9/8/1997, để lại di sản to lớn cho nền khoa học và công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Những đóng góp của ông đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện đại.
Ai là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì cho quốc phòng Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Luật quốc phòng 2018 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về quốc phòng
1. Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
2. Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.
3. Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
6. Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
7. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.
8. Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Theo đó, có 08 chính sách của Nhà nước cho quốc phòng Việt Nam cụ thể theo quy định nêu trên.
Công trình quốc phòng xuống cấp nghiêm trọng có bị phá dỡ không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 13 Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định như sau:
Phá dỡ công trình quốc phòng, di dời khu quân sự
1. Công trình quốc phòng được phá dỡ trong các trường hợp sau đây:
a) Bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn trong quản lý, khai thác, sử dụng;
b) Đã hoàn thành nhiệm vụ đối với công trình được xây dựng, lắp đặt tạm thời;
c) Không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nhưng do yêu cầu bảo đảm bí mật Nhà nước mà không được chuyển mục đích sử dụng;
d) Nằm trong phạm vi thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội mà cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư thực hiện dự án không có nhu cầu tiếp tục sử dụng hoặc phải phá dỡ để bảo đảm bí mật nhà nước;
đ) Để xử lý các tình huống cấp bách theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Khu quân sự được di dời trong các trường hợp sau đây:
a) Di dời theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;
b) Di dời để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, công trình quốc phòng được phá dỡ trong trường hợp bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn trong quản lý, khai thác, sử dụng.