TPHCM quy hoạch hệ thống không gian ngầm đô thị toàn Thành phố và khu vực đô thị trung tâm

TPHCM quy hoạch hệ thống không gian ngầm đô thị được nêu rõ trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Nội dung chính

    TPHCM quy hoạch hệ thống không gian ngầm đô thị toàn Thành phố và khu vực đô thị trung tâm

    Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 thì TPHCM là đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương; trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia, là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước.

    Bên cạnh đó, đây còn là một trong những trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương; trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN;

    Trong vấn đề kết nối vùng, TPHCM còn đóng vai trò là đầu mối giao thông, hạ tầng số quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, quốc gia và quốc tế; là trung tâm liên kết vùng, đầu mối kết nối các loại hình vận tải đa phương thức của Vùng trọng điểm phía Nam.

    Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, TPHCM luôn thu hút được nhiều dự án đầu tư và nguồn lao động trên cả nước.

    Tuy nhiên, kèm theo đó là quỹ đất bề mặt ngày càng thu hẹp, dân số đô thị tiếp tục tăng nhanh và áp lực lên hạ tầng ngày càng lớn lên TP.HCM.

    Quyết định 1125/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060, lần đầu tiên xác lập rõ ràng vai trò và định hướng quy hoạch không gian ngầm đô thị như một cấu phần hạ tầng thiết yếu, song hành với các trục phát triển bề mặt.

    Cụ thể, tại khoản 11 Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 có nêu về việc định hướng quy hoạch không gian ngầm toàn Thành phố và khu vực đô thị trung tâm như sau:

    - Khuyến khích tổ chức không gian ngầm đô thị tại các khu vực phát triển đô thị, đặc biệt cần chú trọng tổ chức không gian ngầm tại các khu vực trung tâm đô thị và các khu đô thị hiện hữu kết nối với hệ thống giao thông công cộng ngầm, bãi đỗ xe và hầm đi bộ ngầm để tạo thành hệ thống không gian ngầm hoàn chỉnh, giảm áp lực vận tải trên mặt đất; xây dựng các tuyến tuynel, hào kỹ thuật trên các trục đường giao thông đối ngoại, đường chính đô thị.

    Việc xây dựng không gian ngầm trong đô thị đảm bảo các quy định về an toàn, hệ số sử dụng đất và được xác định cụ thể trong các đồ án quy hoạch cấp dưới hoặc quy hoạch chuyên ngành.

    - Tại các khu vực trung tâm đô thị hiện hữu có rủi ro ngập lụt cao, không có quỹ đất bố trí đủ không gian xanh, hồ điều hòa, nghiên cứu xây dựng không gian ngầm để điều tiết nước, lưu giữ nước nhằm hỗ trợ quản lý ngập lụt đô thị.

    - Kiểm soát không gian xây dựng ngầm tại các khu vực sinh thái tự nhiên; vùng nông nghiệp; khu vực ven sông, kênh, rạch; hành lang thoát nước; khu vực di tích, tôn giáo, văn hóa lịch sử; khu vực chịu ảnh hưởng của ngập lụt, sụt lún, xâm nhập mặn… trên cơ sở đánh giá cụ thể điều kiện địa chất, thủy văn, tác động môi trường,… Đối với khu vực an ninh, quốc phòng, việc tổ chức không gian xây dựng ngầm được thực hiện theo quy định chuyên ngành.

    TPHCM quy hoạch hệ thống không gian ngầm đô thị toàn Thành phố và khu vực đô thị trung tâm

    TPHCM quy hoạch hệ thống không gian ngầm đô thị toàn Thành phố và khu vực đô thị trung tâm (Hình từ Internet)

    Lợi ích khi TPHCM triển khai quy hoạch không gian ngầm đô thị

    Việc TPHCM triển khai quy hoạch không gian ngầm đô thị Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 sẽ giúp thành phố tối hưu hóa trong việc sử dụng đất đô thị khi mà quỹ đất mặt đất ngày càng hạn chế, đặc biệt ở các quận trung tâm và khu vực có giá trị cao, phát triển không gian ngầm cho phép:

    Bên cạnh đó còn có thể bổ sung diện tích sử dụng cho các chức năng cần diện tích lớn như bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, kho kỹ thuật… mà không phải mở rộng theo chiều ngang.

    Việc mở ra không gian ngầm đô thị như hầm đi bộ, đường giao thông ngầm, nhà ga metro, bãi xe ngầm sẽ giúp thành phổ hạn chế lượng phương tiện cá nhân lưu thông trên mặt đất. Đặc biệt là sẽ góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông tại các điểm nóng.

    Ngoài ra, theo nội dung tại khoản 11 Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 thì việc quy hoạch không gian ngầm đô thị còn sẽ góp phần chống ngập và điều tiết nước đô thị.

    saved-content
    unsaved-content
    57