TPHCM tái cấu trúc không gian đô thị theo 4 hướng và 9 trục phát triển chiến lược

Quyết định 1125/QĐ-TTg không chỉ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, mà còn đưa ra định hướng rõ ràng về việc tái cấu trúc không gian đô thị.

Nội dung chính

    TPHCM tái cấu trúc không gian đô thị theo 4 hướng và 9 trục phát triển chiến lược

    Tại Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra định hướng rõ ràng về việc tái cấu trúc không gian đô thị theo hướng tăng liên kết vùng, giảm áp lực lõi trung tâm và khai thác hiệu quả địa thế tự nhiên.

    Cấu trúc khung không gian kết nối phân vùng đô thị trung tâm với các phân vùng đô thị thông qua 09 trục xuyên tâm (04 trục Bắc - Nam và 05 trục Đông - Tây), 03 Vành đai (Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4), 02 hành lang phát triển mới (hành lang phát triển dọc sông Sài Gòn, hành lang kinh tế ven biển) đan xen các khu vực sinh thái và các khu vực phát triển đô thị.

    Tổ chức hành lang phát triển dọc sông Sài Gòn là điểm đến mang đậm bản sắc gắn với cảnh quan và lịch sử hình thành phát triển của Thành phố.

    Bên cạnh đó, theo Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 thì Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 sẽ kế thừa nội dung điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tiếp tục phát triển Thành phố theo 4 hướng là hướng Đông, hướng Nam ra biển, hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam.

    TPHCM tái cấu trúc không gian đô thị theo 4 hướng và 9 trục phát triển chiến lược

    TPHCM tái cấu trúc không gian đô thị theo 4 hướng và 9 trục phát triển chiến lược (Hình từ Internet)

    Mô hình phát triển cấu trúc không gian đô thị TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

    Theo điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 thì mô hình phát triển cấu trúc không gian đô thị TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 như sau:

    - Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, hình thành các phân vùng đô thị đa chức năng với hạt nhân là các khu vực trọng điểm về tài chính, thương mại, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao, nghiên cứu, đào tạo và sản xuất công nghệ cao… nhằm thúc đẩy tương tác trong các hoạt động kinh tế - xã hội và liên kết phát triển.

    - Phát triển không gian đô thị gắn với tổ chức hệ thống giao thông công cộng; kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông quốc gia, quốc tế tạo lập hành lang lưu thông và phát triển kinh tế đô thị.

    - Rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ, hệ thống sông, kênh, rạch (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cần Giuộc, kênh Thầy Cai, kênh Xáng…) là khung cấu trúc tự nhiên của đô thị, tổ chức gắn kết với hệ thống công viên cây xanh sử dụng công cộng, nhằm tạo lập mạng lưới không gian sinh thái và hành lang thoát nước, quản lý ngập lụt trong đô thị.

    - Phân vùng đô thị trung tâm (khu vực nằm phía trong đường Vành đai 2 và nằm phía Bắc kênh Đôi, kênh Tẻ);

    - Phân vùng phía Đông (thành phố Thủ Đức hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Thủ Đức);

    - Phân vùng phía Tây (gồm khu vực phía Bắc phân vùng đô thị trung tâm và một phần khu vực phía Nam - phần nằm phía Tây sông Cần Giuộc của huyện Bình Chánh và phần phía Tây Quốc lộ 1 thuộc quận Bình Tân hiện nay- dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Bình Chánh );

    - Phân vùng phía Bắc (gồm huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và phần phía Bắc Quốc lộ 1 thuộc Quận 12 hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Củ Chi - Hóc Môn);

    - Phân vùng phía Nam (gồm khu vực phía Nam Kênh Đôi thuộc Quận 8, khu vực phía Đông sông Cần Giuộc thuộc huyện Bình Chánh, Quận 7 và huyện Nhà Bè hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Quận 7 - Nhà Bè);

    - Phân vùng phía Đông Nam (gồm toàn bộ huyện Cần Giờ hiện nay - dự kiến phát triển thành phân vùng đô thị Cần Giờ).

    saved-content
    unsaved-content
    53