Tải file Quy định 04/QĐ-TLĐ tổ chức Công đoàn tiếp đoàn viên, người lao động và công dân
Nội dung chính
Tải file Quy định 04/QĐ-TLĐ tổ chức Công đoàn tiếp đoàn viên, người lao động và công dân
Ngày 30/12/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định 04/QĐ-TLĐ tổ chức Công đoàn tiếp đoàn viên, người lao động và công dân, có hiệu lực từ ngày ký.
Quy định 04/QĐ-TLĐ quy định về tiếp đoàn viên, người lao động và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi bố trí tiếp đoàn viên, người lao động và công dân.
Đối tượng áp dụng Quy định 04/QĐ-TLĐ gồm:
1. Các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các cấp công đoàn (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị), người đứng đầu cơ quan, đơn vị và người tiếp đoàn viên, người lao động và công dân.
2. Đoàn viên công đoàn, người lao động và công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến trình bày trực tiếp tại địa điểm, nơi tiếp đoàn viên, người lao động và công dân.
Tải file Quy định 04/QĐ-TLĐ tổ chức Công đoàn tiếp đoàn viên, người lao động và công dân
Các hành vi bị nghiêm cấm khi tiếp đoàn viên, người lao động và công dân theo Quy định 04/QĐ-TLĐ
Căn cứ theo Điều 6 Quy định 04/QĐ-TLĐ các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện việc tiếp đoàn viên, người lao động và công dân gồm:
(1) Đối với cơ quan, đơn vị tiếp đoàn viên, người lao động và công dân
- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh,
- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp đoàn viên, người lao động và công dân, làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;
- Phân biệt đối xử trong khi tiếp đoàn viên, người lao động và công dân,
(2) Đối với đoàn viên, người lao động và công dân
- Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng,
- Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;
- Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp đoàn viên, người lao động và công dân, người thi hành công vụ
- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp đoàn viên, người lao động và công dân;
- Vi phạm các quy định khác trong nội quy tiếp đoàn viên, người lao động và công dân.
Tải file Quy định 04/QĐ-TLĐ tổ chức Công đoàn tiếp đoàn viên, người lao động và công dân (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tiếp đoàn viên, người lao động và công dân theo Quy định 04/QĐ-TLĐ
Trách nhiệm tiếp đoàn viên, người lao động và công dân được quy định tại Điều 4 Quy định 04/QĐ-TLĐ như sau:
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn cử cán bộ tiếp đoàn viên, người lao động và công dân thường xuyên các ngày làm việc;
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp đoàn viên, người lao động và công dân mỗi tháng một ngày.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ tình hình thực tế để quy định việc tiếp đoàn viên, người lao động và công dân tại cơ quan công đoàn cùng cấp và cấp trên trực tiếp cơ sở,
- Chủ tịch liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở mỗi tháng tiếp đoàn viên, người lao động và công dân mỗi tháng một ngày.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc công đoàn các cấp căn cứ quy định về tiếp đoàn viên, người lao động và công dân của công đoàn cấp trực tiếp quản lý để quy định về tiếp đoàn viên, người lao động ở đơn vị mình.
4. Công đoàn cơ sở thực hiện việc tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đoàn viên, người lao động và công dân theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5. Việc tiếp đoàn viên, người lao động và công dân phải được ghi chép đầy đủ vào số tiếp đoàn viên, người lao động và công dân (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy định 04/QĐ-TLĐ).
Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đoàn viên, người lao động, công dân tại nơi tiếp đoàn viên, người lao động và công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo, gửi kết quả giải quyết cho đoàn viên, người lao động, công dân được biết.