Đường tỉnh 827E ở đâu? Bản đồ đường tỉnh 827E

Đường tỉnh 827E (đồng thời được gọi là Quốc lộ 50B trong quy hoạch mới) là tuyến giao thông chiến lược kết nối vùng kinh tế phía Nam và Tây Nam Bộ. Đường tỉnh 827E ở đâu?

Nội dung chính

    Đường tỉnh 827E ở đâu?

    Đường tỉnh 827E (đồng thời được gọi là Quốc lộ 50B trong quy hoạch mới) là tuyến giao thông chiến lược kết nối vùng kinh tế phía Nam và Tây Nam Bộ.

    Đường tỉnh 827E là tuyến giao thông chiến lược trên địa bàn tỉnh Long An, kết nối trực tiếp TP.HCM với tỉnh Tiền Giang và đóng vai trò trục phát triển vùng giữa khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

    Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 34 km theo Quyết định 1831/QĐ-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, nằm trong Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021–2025

    Đường tỉnh 827E đi qua 4 huyện trọng điểm của Long An gồm Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ và Châu Thành. Điểm đầu tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc (giáp ranh TP.HCM) và điểm cuối tại xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành (giáp ranh Tiền Giang).

    Với vị trí này, tuyến đường đóng vai trò là hành lang giao thông liên vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và chuỗi cung ứng logistics, đồng thời giúp giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu như Quốc lộ 1 và Quốc lộ 50.

    Đường tỉnh 827E ở đâu? Bản đồ đường tỉnh 827EĐường tỉnh 827E ở đâu? Bản đồ đường tỉnh 827E (Hình từ Internet)

    Bản đồ đường tỉnh 827E

    Đường tỉnh 827E được thiết kế gồm 6 làn đường với vận tốc 60 km/h, dự án có 3 cầu gồm: cầu qua sông Cần Giuộc, cầu qua sông Vàm Cỏ Đông và cầu qua sông Vàm Cỏ Tây.

    Thông tin 3 cầu trên dự án đường tỉnh 827E như sau:

    - Cầu Cần Giuộc có chiều dài khoảng 568m, thiết kế nhịp chính dạng vòm thép 90m, khổ cầu rộng 6 làn xe. Đường dẫn vào cầu dài khoảng 1,482 km, vận tốc thiết kế 80 km/h.

    - Cầu Vàm Cỏ Đông dài khoảng 1.356m, sử dụng kết cấu nhịp chính dây văng (90m + 150m), tải trọng thiết kế HL93, rộng 6 làn xe.

    - Cầu Vàm Cỏ Tây có chiều dài khoảng 1.412 m, sử dụng kết cấu nhịp chính dạng Extradosed (80m + 130m + 80m), tải trọng thiết kế HL93, khổ cầu rộng 6 làn xe.

    Dự kiến dự án đường tỉnh 827E sẽ khởi công trước phần đường dẫn vào ba cầu là từ ĐT 826 đến ĐT 827B vào ngày 19/8/2025.

    Dưới đây là bản đồ đường tỉnh 827E:

    Bản đồ đường tỉnh 827E (Hình từ Internet)

    Quy định về đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ

    Tại Điều 28 Luật Đường bộ 2024 quy định về đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

    - Đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ là việc đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, cải tạo công trình đường bộ và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ.

    - Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước, và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Bộ Giao thông vận tải đầu tư tuyến, đoạn tuyến quốc lộ và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công 2019Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Ủy ban nhân dân các cấp đầu tư các loại đường bộ và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công 2019Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Việc đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:

    + Phù hợp với quy hoạch;

    + Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp kỹ thuật của đường bộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường và có giải pháp đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu; có giải pháp thiết kế, xây dựng công trình để phục vụ người khuyết tật, người già và các đối tượng khác tham gia giao thông thuận lợi, an toàn;

    + Công trình đường bộ có thể phân kỳ theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực để bảo đảm hiệu quả đầu tư;

    + Trường hợp đầu tư, xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ liên quan đến đê, hành lang bảo vệ nguồn nước, lòng, bờ, bãi sông, hồ phải bảo đảm phù hợp theo quy định của pháp luật về đê điều và an toàn đê điều; bảo đảm không gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, không gây cản trở dòng chảy; hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai, biến đổi khí hậu.

    - Đường bên được xây dựng khi đầu tư xây dựng đường cao tốc, đường cấp I, cấp II đi qua khu đô thị, khu vực tập trung đông dân cư và các trường hợp cần thiết khác.

    - Tuyến đường có hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô, trừ đường cao tốc, phải xây dựng điểm dừng xe để đón, trả khách.

    - Tại đoạn đường có trường học xây dựng mới, chủ đầu tư trường học phải phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ để xây dựng điểm dừng xe, đỗ xe phù hợp với tổ chức giao thông của tuyến đường.

    - Việc nâng cấp, mở rộng, cải tạo công trình đường bộ, công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ đang khai thác theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Điều 48 Luật Đường bộ 2024.

    - Công trình đường bộ đang khai thác chưa bảo đảm cấp kỹ thuật, quá thời hạn khai thác, không đáp ứng lưu lượng vận tải phải từng bước đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn đường bộ.

    saved-content
    unsaved-content
    46