Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam hiện nay

Đơn vị hành chính Việt Nam hiện nay gồm những cấp nào? Chi tiết từng cấp ra sao?

Nội dung chính

Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam hiện nay

Theo Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

(1) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

STTTên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngThành phố trực thuộc

THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1Hà Nội
2Thành phố Hồ Chí MinhTP. Thủ Đức
3Hải PhòngTP. Thủy Nguyên
4Đà Nẵng
5Cần Thơ
6Huế

  TỈNH

7Vĩnh PhúcTP. Phúc Yên
TP. Vĩnh Yên
8Bắc NinhTP. Bắc Ninh
9Quảng NinhTP. Hạ Long
TP. Uông Bí
TP. Cẩm Phả
TP. Móng Cái
TP. Đông Triều
10Hải DươngTP. Hải Dương
11Hưng YênTP. Hưng yên
12Thái BìnhTP. Thái Bình
13Hà NamTP. Phủ Lý
14Nam ĐịnhTP. Nam Định
15Ninh BìnhTP. Hoa Lư
TP. Tam Điệp
16Hà GiangTP. Hà Giang
17Cao BằngTP. Cao Bằng
18Bắc KạnTP. Bắc Kạn
19Tuyên QuangTP. Tuyên Quang
20Lào CaiTP. Lào Cai
21Yên BáiTP. Yên Bái
22Thái NguyênTP. Thái Nguyên
TP. Sông Công
TP. Phổ Nguyên
23Lạng SơnTP. Lạng Sơn
24Bắc GiangTP. Bắc Giang
25Phú ThọTP. Việt Trì
26Điện BiênTP. Điện Biên Phủ
27Lai ChâuTP. Lai Châu
28Sơn LaTP. Sơn La
29Hoà BìnhTP. Hòa Bình
30Thanh HoáTP. Thanh Hóa
TP. Sầm Sơn
31Nghệ AnTP. Vinh
32Hà TĩnhTP. Hà Tĩnh
33Quảng BìnhTP. Đồng Hới
34Quảng TrịTP. Đông Hà
35Quảng NamTP. Tam Kỳ
TP. Hội An
36Quảng NgãiTP. Quảng Ngãi
37Bình ĐịnhTP. Quy Nhơn
38Phú YênTP. Tuy Hòa
39Khánh HoàTP. Nha Trang
TP. Cam Ranh
40Ninh ThuậnTP. Phan Rang – Tháp Chàm
41Bình ThuậnTP. Phan Thiết
42Kon TumTP. Kon Tum
43Gia LaiTP. Pleiku
44Đắk LắkTP. Buôn Ma Thuột
45Đắk NôngTP. Gia Nghĩa
46Lâm ĐồngTP. Đà Lạt
TP. Bảo Lộc
47Bình PhướcTP. Đồng Xoài
48Tây NinhTP. Tây Ninh
49Bình DươngTP. Thủ Dầu Một
TP. Dĩ An
TP. Thuận An
TP. Tân Uyên
TP. Bến Cát
50Đồng NaiTP. Biên Hòa
TP. Long Khánh
51Bà Rịa – Vũng TàuTP. Vũng Tàu
TP. Bà Rịa
TP. Phú Mỹ
52Long AnTP. Tân An
53Tiền GiangTP. Mỹ Tho
TP. Gò Công
54Bến TreTP. Bến Tre
55Trà VinhTP. Trà Vinh
56Vĩnh LongTP. Vĩnh Long
57Đồng ThápTP. Cao Lãnh
TP. Sa Đéc
TP. Hồng Ngự
58An GiangTP. Long Xuyên
TP. Châu Đốc
59Kiên GiangTP. Rạch Giá
TP. Phú Quốc
TP. Hà Tiên
60Hậu GiangTP. Vị Thanh
TP. Ngã Bảy
61Sóc TrăngTP. Sóc Trăng
62Bạc LiêuTP. Bạc Liêu
63Cà MauTP. Cà Mau

(2) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2025, Việt Nam có tổng cộng 696 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:

  • 2 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương,

  • 71 quận,

  • 51 thị xã,

  • 572 huyện.

(3) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

Về cấp xã, thì tới tới ngày 1 tháng 2 năm 2025, cả nước có 10.035 đơn vị, trong đó:

  • 1.719 phường,

  • 611 thị trấn,

  • 7.705 xã.

(4) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam hiện nay

Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)

Chính phủ dự kiến giảm bao nhiêu đơn vị hành chính?

Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủvề mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở, phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở.

Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và nếu thực hiện đúng kế hoạch, con số này có thể giảm xuống còn khoảng 30-35 đơn vị. Ở cấp huyện, số lượng đơn vị cũng sẽ được rà soát và điều chỉnh phù hợp theo từng địa phương.

Đáng chú ý nhất là cấp xã, nơi Chính phủ dự kiến sẽ cắt giảm mạnh nhất. Theo kế hoạch, số đơn vị hành chính cấp xã trên toàn quốc sẽ giảm từ hơn 10.500 xuống còn khoảng 2.500 sau quá trình sáp nhập. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng 8.000 đơn vị hành chính cấp xã sẽ bị giải thể hoặc sáp nhập với các đơn vị khác để tăng tính hiệu quả trong quản lý hành chính.

Việc sáp nhập này không chỉ giúp giảm số lượng cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước, mà còn góp phần tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm ngân sách và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, để quá trình sắp xếp diễn ra suôn sẻ, các cơ quan chức năng cần đảm bảo việc thực hiện diễn ra một cách thận trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người dân và không làm gián đoạn các hoạt động hành chính.

saved-content
unsaved-content
1317