Thứ 4, Ngày 06/11/2024
14:02 - 26/09/2024

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương gan, mật

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương gan, mật được tính như thế nào?

Nội dung chính

    Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương gan, mật được quy định tại Mục VII Chương 5 Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

    VII. Tổn thương gan, mật

     Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

    1. Đụng dập gan, điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết quả tốt

    5 - 9

    2. Phẫu thuật khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe gan sau chấn thương, vết thương

     

    2.1. Khâu vết thương gan

    31 - 35

    2.2. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của một thùy gan

    36 - 40

    2.3. Khâu vỡ gan hoặc phẫu thuật áp xe của hai thùy gan

    41 - 45

    3. Cắt bỏ gan

     

    3.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV

    46 - 50

    3.2. Cắt bỏ gan trái hoặc nửa gan phải

    61

    3.3. Cắt hơn một nửa gan phải, có rối loạn chức năng gan

    71

    4. Dị vật nằm trong nhu mô gan

     

    4.1. Chưa gây tai biến

    21 - 25

    4.2. Phẫu thuật nhưng không lấy được dị vật và không phải làm thủ thuật khác

    41

    5. Tổn thương cắt bỏ túi mật

    31

    6. Mổ xử lý ống mật chủ

     

    6.1. Kết quả tốt

    31 - 35

    6.2. Kết quả không tốt

    41 - 45

    6.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật

    61

    7. Phẫu thuật nối túi mật - ruột non hay nối ống mật ruột non

    61

    8. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật

    71 - 73


    Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương gan, mật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.