14:23 - 13/11/2024

Tranh chấp đất đai do ông nội để lại

Trên mảnh đất 600 m2 có anh em cùng xây nhà, nuôi con suốt 40 năm nay tên người sở hữu đất là tên ông nội em. Nhưng đã mất giờ quyển sổ vẫn mang tên ông nhưng lại có 2 người đang cùng ở trên mảnh đó, mỗi người 1 nửa. Bố em là con thứ, ông bác ở cùng mảnh đất là trưởng. Chuyện không có gì khi bố em mất sớm, giờ nhà em còn mẹ, các chị gái đã lấy chồng và em năm nay mới 18 tuổi. Bên ông bác đã làm đơn muốn "đòi lại mảnh đất mà mẹ em đã mượn trước kia" nguyên văn từ tờ đơn là vậy. Cũng qua hơn 1 năm xảy ra kiện tụng tố cáo từ huyện lên tận thành phố. Lúc xử ở huyện thì đất nhà em vẫn được giữ nguyên nhưng phải trả nhà ông bác hơn 600 tr. Nhưng bên đó rõ ràng muốn lấy đất nên lôi lên tận thành phố. Chắc chắn có khoản lót tay nên giờ đất nhà e bị chia đôi cho nhà ông bác 1 nửa. Giấy thi hành vẽ sơ đồ chia đất đã gửi về hôm qua rồi ạ. Giờ các anh chị cô chú hiểu biết về luật xem xét hộ em/cháu còn cách nào không ạ? Trong quá trình kiện tụng thì bên họ có điều kiện hơn nên đã thuê luật sư, còn nhà em điều kiện khó khăn vì còn mỗi mẹ nay đã 60 tuổi rồi tiền đâu mà thuê.

Nội dung chính

    Tranh chấp đất đai do ông nội để lại

    Trước tiên cần xác định ông nội bạn chết có để lại di chúc không. Nếu ông bạn chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, thứ tự như sau:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Như vậy, nếu ngoài hai người là bác và bố bạn không còn ai khác thì khi nội mất mà không để là di chúc thì mảnh đất trên sẽ được chia làm đôi, bố bạn mất thì mẹ bạn và bạn có quyền hưởng tài sản của bố để lại. Ở đây, cần xác định lại diện tích của mỗi bên cũng như phần đất nhà bạn đã xây từ đó mới xem xét được bên nào có nghĩa vụ thanh toán lại phần đất vượt quá. Do đó, còn nhiều yếu tố để xem xét mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

    Ngoài ra, nếu không có tiền thuê Luật sư thì bạn xem gia đình có thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2007 không, nếu có thì bạn có thể đến Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương để xin trợ giúp.

    227
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ