Cam kết bảo lãnh ngân hàng phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Cam kết bảo lãnh ngân hàng phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/04/2023) quy định về nội dung cam kết bảo lãnh ngân hàng như sau:
Cam kết bảo lãnh
1. Căn cứ thỏa thuận cấp bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh với các nội dung sau:
a) Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
b) Số hiệu của cam kết bảo lãnh;
c) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
d) Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
đ) Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
e) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
g) Nghĩa vụ bảo lãnh;
h) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
i) Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (gồm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm danh mục chứng từ, tài liệu cần phải cung cấp);
k) Cách thức để bên nhận bảo lãnh kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
l) Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
2. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
3. Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo nội dung và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Theo đó, các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo nội dung và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế. Ngân hàng phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợp này bảo đảm an toàn, hiệu quả.
(Hình từ Internet)
Thỏa thuận cấp bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng gồm nội dung nào?
Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/04/2023) quy định về thỏa thuận cấp bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng gồm nội dung sau:
+) Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
+) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
+) Nghĩa vụ được bảo lãnh;
+) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
+) Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
+) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+) Phí bảo lãnh;
+) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
+) Giải quyết tranh chấp phát sinh;
+) Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Trường hợp nào cam kết bảo lãnh ngân hàng được vượt quá mức quy định khi xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/04/2023) quy định các trường hợp cam kết bảo lãnh ngân hàng được vượt quá mức quy định khi xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử như sau:
Hoạt động bảo lãnh điện tử
...
4. Trường hợp thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử thì giá trị của mỗi cam kết bảo lãnh phát hành cho khách hàng cá nhân không được vượt quá 4.000.000.000 (bốn tỷ) đồng Việt Nam và cho khách hàng tổ chức không được vượt quá 45.000.000.000 (bốn mươi lăm tỷ) đồng Việt Nam, trừ các trường hợp sau:
a) Thông tin nhận biết khách hàng được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác thực điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử;
b) Khách hàng gửi đề nghị cấp bảo lãnh bằng điện xác thực thông qua hệ thống SWIFT;
c) Thông tin khách hàng và nghĩa vụ được bảo lãnh được đối chiếu khớp đúng thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
d) Khách hàng sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật khi đề nghị cấp bảo lãnh hoặc ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Như vậy, các trường hợp cam kết bảo lãnh ngân hàng được vượt quá mức quy định khi thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử gồm:
+) Thông tin nhận biết khách hàng được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác thực điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử;
+) Khách hàng gửi đề nghị cấp bảo lãnh bằng điện xác thực thông qua hệ thống SWIFT;
+) Thông tin khách hàng và nghĩa vụ được bảo lãnh được đối chiếu khớp đúng thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+) Khách hàng sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật khi đề nghị cấp bảo lãnh hoặc ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+) Khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trân trọng!