Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kiến trúc nhà tứ hợp viện là gì? Ở Việt Nam có nên xây tứ hợp viện không?

Tứ hợp viện là một hình thức kiến trúc tổ hợp có nguồn gốc từ vùng Hoa Bắc của Trung Quốc và hiện đang nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều người bởi những đặc điểm nổi bật sau.

Nội dung chính

    Tứ hợp viện là loại hình kiến trúc gì?

    Tứ hợp viện là loại hình kiến trúc gì? (Hình từ Internet)

    Tứ hợp viện là một hình thức kiến trúc tổ hợp có nguồn gốc từ vùng Hoa Bắc của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay kiểu kiến trúc độc đáo này đang nhận được sự quan tâm lớn của không ít người Việt bởi lối bố trí độc đáo và nhiều tiện ích.

    “Tứ hợp viện” hay còn được gọi là “Tứ hợp phòng”, là một hình thức kiến trúc tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Nhà Tứ hợp viện được xây bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Thông thường gồm có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông - Tây và nhà đối diện với nhà chính. Bốn nhà đều bao quanh sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là Tứ hợp viện.

    “Tứ” chỉ số 4, “viện” là khoảng không gian như sân, vườn trong nhà. “Tứ hợp viện” chính là khoảng sân vườn được kết hợp lại từ 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Đây chính là kiểu nhà truyền thống của những dân tộc Hán sống ở phía Bắc. Ngày nay chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nhiều thiết kế nhà Tứ hợp viện tại các vùng nông thôn hay Bắc Kinh.

    Tứ hợp viện thường được thiết kế theo hình chữ "U" hoặc hình chữ "H", bao gồm bốn khu vực chính. Điều này tạo nên một không gian sống riêng tư và khép kín, giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng kết nối với nhau.

    Cấu trúc không gian bên trong tứ hợp viện

    Cấu trúc không gian bên trong tứ hợp viện (Hình từ Internet)

    Tứ hợp viện thường được thiết kế theo hình chữ "U" hoặc hình chữ "H", bao gồm bốn khu vực chính. Điều này tạo nên một không gian sống riêng tư và khép kín, giúp các thành viên trong gia đình dễ dàng kết nối với nhau.

    Bên trong các Tứ hợp viện đều được cấu trúc theo kiểu tường bao quanh khép kín, trong khu nhà có thể được trang trí vườn hoa, hồ cá, núi giả,… Việc bố trí các khu nhà được đảm bảo tính đối xứng rõ rệt, tạo nên không khí trang nghiêm.

    Tứ hợp viện có thiết kế vuông vắn nên còn được gọi là “Tứ hợp phòng”. Các phòng được sắp xếp theo một trật tự nhất định: phòng chính nằm ở trung tâm, có kích thước lớn hơn và cao hơn các phòng khác. Tùy thuộc vào vai vế trong gia đình, các phòng sẽ được phân bố hợp lý.

    Để dễ hình dung về hình dáng và phân loại Tứ hợp viện, có thể tham khảo cấu trúc sau:

    - Tứ hợp viện 1 sân (cấu trúc giống hình chữ khẩu 口)

    - Tứ hợp viện 2 sân (cấu trúc giống hình chữ nhật 日)

    - Tứ hợp viện 3 sân (cấu trúc giống hình chữ mục 目)

    Ngôi nhà phía Bắc được xem là “chính phòng”, khẳng định hướng chủ đạo của tứ hợp viện là từ Bắc nhìn về Nam. Ngôi nhà phía Nam gọi là “đảo tọa”, trong khi hai bên Đông và Tây là “sương phòng”, không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, nơi mà người ngoài không được tùy tiện bước vào.

    Ở Việt Nam có nên xây nhà tứ hợp viện hiện đại không?

    Khung cảnh tứ hợp viện hiện đại (Hình từ Internet)

    Với những đặc sắc về kiến trúc cũng như ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, nhiều người có thể sẽ băn khoăn có nên xây nhà Tứ hợp viện hiện đại mô phỏng cấu trúc công trình này ở Việt Nam hay không.

    Có thể nói, mặc dù là kiến trúc cổ của Trung Quốc, song do một số nét tương đồng về văn hóa, chúng được lòng rất nhiều người Việt với một số lý do:

    Không gian sử dụng rộng rãi, hợp với tập quán sinh sống của người Việt khi nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà.

    Thiết kế gần với thiên nhiên, có thể sử dụng một số vật liệu tự nhiên.

    Mang những ý nghĩa tốt đẹp ở khía cạnh phong thủy.

    Tuy vậy, do lối kết cấu khép kín, kiểu kiến trúc này chỉ hợp với những nơi có khí hậu mát, lạnh, không phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Vì thế, hiện nay, kiểu kiến trúc này thường chỉ phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh ở nước ta như Sapa, Hà Giang được ứng dụng trong xây dựng các khu nghỉ dưỡng, quán cà phê, homestay hoặc khách sạn.

    5