Danh mục 10 dự án metro tại Hà Nội
Nội dung chính
Danh mục 10 dự án metro tại Hà Nội
Hà Nội đang triển khai 10 dự án metro với tổng chiều dài hơn 410 km. Các tuyến metro này nhằm nâng cao hiệu quả giao thông đô thị, giảm tắc nghẽn và ô nhiễm.
Dự án bao gồm các tuyến đường sắt hiện có và kế hoạch mở rộng thêm 5 tuyến mới, dự kiến hoàn thành vào năm 2045, góp phần phát triển giao thông công cộng bền vững cho thủ đô.
Theo Tờ trình 06/TTr-BGTVT năm 2025, hệ thống metro tại Hà Nội sẽ có 10 tuyến với tổng chiều dài hơn 410 km. Hiện thành phố đang điều chỉnh quy hoạch, bổ sung 5 tuyến đường sắt mới dài 200 km.
Như vậy, dự kiến sẽ có 10 dự án metro tại Hà Nội sẽ được hoàn thành trước năm 2035 và 5 dự án metro dự kiến hoàn thành vào năm 2045.
(1) Các dự án metro tại Hà Nội trước năm 2035
- Tuyến 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh dài hơn 38 km.
- Tuyến 2: Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi dài hơn 47 km.
- Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai dài 33 km.
- Tuyến 3: Trôi - Nhổn - Yên Sở dài 57 km.
- Tuyến 4: Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà dài 54 km.
- Tuyến 5: Văn Cao - Hòa Lạc dài 38 km.
- Tuyến 6: Nội Bài - Ngọc Hồi dài 43 km.
- Tuyến 7: Mê Linh - Hà Đông dài 28 km.
- Tuyến 8: Sơn Đồng - Mai Dịch - VĐ3 - Lĩnh Nam - Dương Xá dài 39 km.
- Tuyến VT: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai dài 32 km.
(2) Các dự án metro tại Hà Nội sau năm 2035
- Tuyến 1A: Ngọc Hồi - Sân bay thứ 2 phía Nam dài 29 km.
- Tuyến 9: Mê Linh - Cổ Loa - Dương Xá dài 48 km.
- Tuyến 10: Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa dài 12 km.
- Tuyến 11: VĐ2 - Trục phía Nam - Sân bay thứ 2 dài 42 km.
- Tuyến 12: kéo dài Tuyến VT từ Xuân Mai đi Phú Xuyên dài 45 km.
Danh mục 10 dự án metro tại Hà Nội (Hình từ Internet)
Các tuyến metro tại Hà Nội đã được xây dựng
Metro Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông công cộng, giúp giảm ùn tắc và cải thiện chất lượng sống của người dân. Hiện tại, thành phố đã đưa vào khai thác tuyến Metro Cát Linh – Hà Đông và đang triển khai tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội.
(1) Metro Cát Linh – Hà Đông
Metro Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị trên cao đầu tiên của Việt Nam, chính thức hoạt động từ ngày 6/11/2021. Tuyến có tổng chiều dài 13 km, chạy từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa (Hà Đông), bao gồm 12 ga trên cao.
Ngay từ khi đi vào vận hành, tuyến metro này đã thu hút sự quan tâm lớn của người dân. Tính đến năm 2024, lượng khách đi tàu dao động từ 22.000 đến 32.000 người mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu, Metro Hà Nội đã bổ sung thêm hai đoàn tàu, nâng tổng số tàu hoạt động lên 9 tàu.
(2) Metro Nhổn – Ga Hà Nội
Tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội có tổng chiều dài 12,5 km, bao gồm 8,5 km đoạn trên cao và 4 km đoạn ngầm. Tuyến metro này khởi công từ năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về kỹ thuật và tài chính, tiến độ đã bị lùi lại. Theo kế hoạch mới nhất:
- Đoạn trên cao (từ depot Nhổn đến ga S8 - Đại học Giao thông Vận tải) đã hoàn thành thi công, lắp đặt thiết bị và thử nghiệm hệ thống. Dự kiến đưa vào khai thác thương mại vào cuối tháng 7/2024.
- Đoạn ngầm dài 4 km hiện đạt tiến độ hơn 50%. Máy đào hầm TBM đã khoan được hơn 600 m. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Việc triển khai hệ thống metro đánh dấu một bước tiến lớn trong việc phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội, giúp giảm áp lực lên hạ tầng đường bộ, mang lại phương tiện di chuyển hiện đại và tiện lợi hơn cho người dân.Danh mục 10 dự án metro tại Hà Nội.
Tình hình triển khai đầu tư xây dựng metro tại Hà Nội
Ngày 23/01/2025, Bộ Giao thông vận tải gửi Chính phủ Tờ trình 06/TTr-BGTVT năm 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến năm 2035.
Theo đó, tình hình triển khai đầu tư xây dựng metro tại Hà Nội được trình bày như sau:
Thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành khai thác tuyến số 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông, chiều dài 13km; tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (đoạn tuyến trên cao Nhổn Cầu - Giấy), chiều dài khoảng 8,5km.
Thành phố Hồ Chí Minh đã vận hành, khai thác tuyến số 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên khoảng 19,7km.
Việc triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại hai Thành phố còn chậm, chưa đạt mục tiêu, nhu cầu phát triển và giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn trong thời gian qua.
Vì vậy cần nghiên cứu giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để huy động nguồn lực, rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị trong thời gian tới.