Quyết định 57/2001/QĐ-UB ban hành chiến lược dân số giai đoạn 2001 - 2010 do tỉnh Bình Phước ban hành

Số hiệu 57/2001/QĐ-UB
Ngày ban hành 24/07/2001
Ngày có hiệu lực 24/07/2001
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Văn Thỏa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2001/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 24 tháng 7 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010;

Xét đề nghị của Thường trực UBDS – KHHGĐ tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Chiến lược dân số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2001 – 2010.

Điều 2: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực UB DS-KHHGĐ tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thỏa

 

CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC

GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2001/QĐ-UB, ngày 24-7-2001 của UBND Tỉnh)

Chiến lược dân số Việt nam giai đoạn 1991 – 2000 đã kết thúc vào ngày 31/12/2000. Mười năm qua chương trình DS-KHHGĐ đã đạt được những thành công to lớn góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế - vănhóa – xã hội của quốc gia. Đối với Bình Phước việc thực hiện chiến lược dân số của tỉnh chính thức thực hiện từ năm 1997 (sau khi tái lập tỉnh). Chiến lược dân số đến năm 2000 của tỉnh tập trung giải quyết vấn đề quy mô dân số mà thực chất là giảm nhanh mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Sau 04 năm thực hiện chiến lược đã đạt được những kết quả nhất định làm hạn chế mức tăng dân số tự nhiên, từng bước ổn đượcịnh quy mô dân số góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tuy mức sinh giảm nhanh nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn do số dân tăng thêm hàng năm rất cao (trong đó dân số tăng do di dân chiếm tỷ lệ gần gấp đôi tăng tự nhiên). Do đó muốn duy trì xu thế giảm sinh ổn định và sự phát triển bền vững cần phải có một chiến lược mới để kế tục và phát triển chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000 theo định hướng dân số và phát triển. Chiến lược dân số 2001 – 2010 của tỉnh sẽ cụ thể hóa nội dun của chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 phù hợp với điều kiện, đặc điểm đặc thù của địa phương, mặt khác để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2001 – 2005 nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Chiến lược dân số giai đoạn 2001 – 2010 giải quyết toàn diện các nội dung liên quan đến quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số bằng những giải pháp cụ thể, đồng bộ từng bước và có trọng điểm phù hợp với điều kiện của tỉnh để chương trình dân số của tỉnh đạt chất lượng và hiệu quả cao, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa và xã hội. Với định hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa tỉnh nhà các mục tiêu mà chiến lược đề ra là phù hợp với thực tiễn của đất nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng và là nền tảng quan trọng trong chiến lược con người của Đảng và Nhà nước, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho cả hiện tại và cả thế hệ mai sau.

Phần I

NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA TỉNH ĐẾN NĂM 2010

I. THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC:

1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược dân số giai đoạn 1997 – 2000

Sau khi tái lập tỉnh (1/1/1997) với những lo toan bộn bề của một tỉnh vừa tái lập nhưng nhận rõ tầm quan trọng của công tác dân số, xem công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển tỉnh nhà, UBND tỉnh đã phê duyệt chiến lược dân số giai đoạn 1997 – 2000 của tỉnh, đồngthời ban hành nhiều quyết định, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc thực hiện chương trình dân số trên địa bàn tỉnh, tạo mọi điều kiện thuận tiện để chương trình dân số mang lại hiệu quả cao nhất. Chiến lược dân số đến năm 2000 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 04/09/1997 và triển khai, thực hiện có hiệu quả trên địa bàn các xã phường.

1.1. Kết quả giảm sinh:

Mục tiêu của chiến lược dân số đến năm 2000 là giảm mức sinh từ 29,13% (1996) còn 25,93% giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên để đến năm 2000 tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) đạt mức 3,5 con và quy mô dân số vào khoảng 640.246 người.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999 quy mô dân số của tỉnh ta là: 646.359 người cao hơn mục tiêu chiến lược là 6.113 người. Như vậy sau 3 năm tái lập tỉnh dân số đã tăng thêm 87.148 người, bình quân mỗi năm tăng 5,34%. Tuy dân số tăng cao nhưng tỷ lệ tăng tự nhiên, tỷ lệ sinh có xu hướng giảm dần và khá rõ rệt. Đến năm 2000 tỷ lệ sinh còn 25,86%, vượt kế hoạch chiến lược 0,07%0. Mức sinh đã giảm nhanh số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 3,9 con năm 1996 xuống còn 3,2 con như hiện nay vượt kế hoạch chiến lược: 0,3 con. Nếu giảm ở mức bình thường là 0,1 con/phụ nữ trong một năm thì đến năm 2010 tỉnh mới đạt được mức sinh thay thế (khoảng 2,1 con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) nhanh hơn 5 năm so với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa VII về chính sách DS-KHHGĐ và chậm hơn 5 năm so với mức trung bình của cả nước.

1.2. Nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư được nâng cao:

Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương đã xem công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, đối với cộng đồng dân cư các quan niệm về hôn nhân, các tư tưởng về sinh con đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng có nhiều người chấp hành kết hôn muộn, thực hiện KHHGĐ để sinh con muộn, đẻ thưa, đẻ ít để có điều kiện chăm sóc con cái, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và tham gia vào các hoạt động KT-XH. Sự thay d 9ổi lớn về nhận thức đã làm chuyển biến về hành vi trong việc tự nguyện chấp nhận thực hiện KHHGĐ trong nhân dân. Tỷ lệ thực hiện các biện pháp tránh thai ngày càng tăng (từ 44% đầu năm 1997 đã tăng lên 64% năm 2000). Bình quân mỗi năm tăng 5% vượt kế hoạch đề ra là tăng 2,5% mỗi năm. Các biện pháp tránh thai đã được phổ biến rộng rãi, chất lượng dịch vụ KHHGĐ ngày càng được nâng cao.

1.3. Hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ:

Từ sau khi thành lập hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh xuống cơ sở ngày càng được kiện toàn cả về tổ chức lẫn kế hoạch hoạt động. UBDS các cấp đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác DS-KHHGĐ, phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc chấp nhận mô hình gia đình nhỏ, ít con. Đội ngũ CBCT, CTV xã phường, thị trấn được nâng cao cả về số lượng và chất lượng và rãi đều khắp các địa bàn của tỉnh.

1.4. Công tác thông tin – giáo dục – tuyên truyền được mở rộng:

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ