Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2017 về triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 31/08/2017
Ngày có hiệu lực 31/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Đồng Văn Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH (PAPI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Chỉ số PAPI) là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam từ năm 2009. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, có thêm Trung tâm Công tác lý luận và Tạp chí Mặt trận thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tham gia từ năm 2009 - 2012), Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tham gia năm 2012) và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu Khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2013) đến nay.

Nội dung đánh giá của Chỉ số PAPI dựa trên ba quá trình có tác động lẫn nhau, đó là: Xây dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các dịch vụ công. Chỉ số PAPI đo lường mức độ hiệu quả trong công tác quản trị và hành chính công ở cấp tỉnh hàng năm thông qua sáu nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với Nhân dân, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công.

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh đã được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài. Tuy nhiên, Chỉ số PAPI của tỉnh tương đối thấp, năm 2015 xếp hạng 60/63 tỉnh, thành.

Để nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh Hậu Giang theo hướng bền vững, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng chính quyền gần dân, vì dân, phục vụ dân và doanh nghiệp không điều kiện, trên tinh thần hết sức cầu thị, sẵn sàng nhận lỗi và khắc phục để phục vụ tốt hơn;

- Tập trung cải thiện nâng cao điểm đánh giá của Chỉ số PAPI, phấn đấu thực hiện các chỉ số năm sau cao hơn năm trước để thể hiện sự nỗ lực vươn lên của chính quyền;

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong nỗ lực cải thiện Chỉ số PAPI của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện kế hoạch nâng cao Chỉ số PAPI giai đoạn 2017 - 2020 phải thực hiện đồng bộ với Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, gắn với việc nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII;

- Chính quyền, công sở phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, thực hiện tốt yêu cầu “biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin”, “biết nhận lỗi, biết xin lỗi và biết cảm ơn”; thấu hiểu và chia sẻ các vướng mắc, bức xúc của Nhân dân, của tổ chức và cá nhân;

- Xác định cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, kiên trì, liên tục của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; đặc biệt là huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về nội dung tham gia của người dân ở cấp cơ sở

1.1. Phải thực chất, gắn với việc phục vụ quyền lợi chính đáng của Nhân dân, người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân như: Các khoản đóng góp tự nguyện, xây mới, sửa chữa công trình công cộng; hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân hoặc Ban giám sát đầu tư của cộng đồng về giám sát công trình công cộng nơi sinh sống;

1.2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; về các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Vận động Nhân dân tham gia bầu cử đúng quy định, tuyên truyền sâu rộng để Nhân dân hiểu về quyền và thực hiện nghĩa vụ khi tham gia bầu cử cũng như thể lệ, phương thức bầu cử; đồng thời, các cơ quan, đơn vị phải triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia thực hiện các quyền công dân theo đúng quy định;

1.3. Tiếp tục thực hiện công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Kết luận số 114-KL/TW ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp và Kết luận số 120-KL/TW ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;

1.4. Đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu, rộng chủ trương, quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh, nhằm đáp ứng nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp;

1.5. Thực hiện nghiêm trình tự, quy trình bầu Trưởng ấp, Ban Thanh tra nhân dân đúng quy định; các Trưởng ấp, thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người có uy tín, tôn trọng pháp luật và hoạt động có hiệu quả; được Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức đánh giá cao;

1.6. Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Về nội dung công khai, minh bạch

2.1. Hàng năm, các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn phải rà soát, trình công bố, công khai giảm thủ tục hành chính, lộ trình thời gian hoàn thành;

2.2. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh để kịp thời thu hồi, bãi bỏ hoặc điều chỉnh, bổ sung, thay thế những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp. Duy trì việc công bố danh mục các văn bản pháp luật hết hiệu lực bằng nhiều hình thức;

2.3. Thực hiện quy trình rà soát, điều tra, bình xét và công nhận đối tượng hộ nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn. Xử lý nghiêm những cơ quan, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện không đúng các quy định về chính sách cho hộ nghèo theo quy định của Nhà nước;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ