7. Tính cấp thiết của Đề án.
Nhằm nâng cao chất lượng quản trị
và hành chính công tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 09/12/2015 về
nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công (sau đây gọi tắt là Chỉ
thị số 03-CT/TU); và Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 916/KH-UBND ngày 25/02/2016 để thực hiện
Chỉ thị số 03-CT/TU (sau đây gọi là Kế hoạch số
916/KH-UBND).
Trong năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã
ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị, địa phương
triển khai thực hiện nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công; tập
trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân, tập huấn bồi dưỡng về các nội dung của chỉ
số hiệu quả quản trị và hành chính công, các giải pháp thực hiện. Đồng thời,
Tỉnh đã có nhiều sáng kiến, cách làm mới trong hoạt động của chính quyền các
cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện.
Tuy nhiên, kết quả điều tra, đánh giá Chỉ số PAPI năm 2016 của Tỉnh
chưa có sự chuyển biến, nhiều trục nội dung của Chỉ số đi xuống, dẫn đến điểm
số của Tỉnh năm 2016 nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm thấp nhất.
Nhằm tiếp tục thực hiện một cách hiệu
quả các mục tiêu và nhiệm vụ về nâng cao chất lượng quản trị và hành chính
công tỉnh Quảng Ninh, theo Chỉ thị số 03-CT/TU và Kế hoạch số 916/KH-UBND
trong các năm 2017-2020, cần làm rõ các nguyên nhân chưa thành công trong năm
2016, xác định các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, địa bàn. Cần có một đề án hỗ trợ trực tiếp việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số
916 cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các đơn vị cấp huyện và cấp xã,
phường.
8. Tổng quan tình hình.
Chỉ thị 03-CT/TU của Tỉnh ủy và Kế
hoạch số 916/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục đích là: (i) Tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức các cấp, các ngành, các địa phương; huy động sức mạnh tổng hợp của
hệ thống hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp
chính quyền; (ii) Tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị và hành
chính công của Tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân và tổ chức đối với sự phục
vụ của cơ quan hành chính nhà nước; từng bước nâng cao chất lượng quản trị và
hành chính công từ cơ sở (xã, phường, thị trấn) đến Tỉnh; xây dựng nền hành
chính dân chủ, minh bạch, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả...
Kế hoạch số 916/KH-UBND đã yêu cầu:
(i) Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tỉnh vận dụng
linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương; triển khai thực
hiện thường xuyên liên tục các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong kế hoạch; (ii)
Các cấp chính quyền cần chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, tuyệt đối không được chung
chung, hình thức; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, thường xuyên nắm bắt
và tổng kết thực tiễn từ cơ sở.
Kế hoạch số 916/KH-UBND đã nêu đầy
đủ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, đặt ra mục tiêu, lộ trình thực hiện cụ
thể với từng trục nội dung cho giai đoạn 2016-2020. Về tổ
chức thực hiện, Kế hoạch yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị
xã, thành phố phải xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện.
Trong 05 năm trở lại đây, Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh luôn ở trong top 5, riêng
năm 2016 đứng thứ 2 cả nước. Trong khi đó, chỉ số PAPI của
Tỉnh lại suy giảm, năm 2016 nằm trong nhóm chỉ sổ thấp nhất của cả nước.
Nguyên nhân tiềm ẩn có thể là, việc
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính phục vụ doanh
nghiệp, giải quyết các thắc mắc kiến nghị của doanh nghiệp là các hoạt động
chủ yếu triển khai ở cấp tỉnh, do các sở ban, ngành trực tiếp thực hiện. Các
công việc này dễ chỉ đạo, dễ kiểm tra, dễ giám sát. Trong khi đó, cung cấp
các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an sinh, thủ tục hành chính phục vụ người
dân là công việc hàng ngày diễn ra ở cấp xã, huyện, trên địa bàn trải rộng và
đa dạng của Tỉnh. Do đó, khó chỉ đạo, khó kiểm tra và khó giám sát hơn.
Đầu tư các nguồn lực bao gồm cả
kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cấp tỉnh sẽ mang tính tập trung,
hướng đích và phù hợp với trình độ và năng lực tương đối
cao hơn của độ ngũ cán bộ cấp tỉnh. Trong khi đó, đầu tư các nguồn lực cho cấp
cơ sở sẽ dàn trải, phân tán hơn, không dễ đảm bảo các yếu tố liên kết chiều dọc
và chiều ngang, do đó khó phát huy được hiệu quả nhanh như đầu tư cho cấp tỉnh.
Kế hoạch số 916/KH-UBND được ban
hành ngày 25/2/2016, trong khi đó khảo sát PAPI 2016 được thực hiện từ tháng
8 đến tháng 11 năm 2016, do đó, các huyện, thị xã, thành phố mới có khoảng 5
tháng để triển khai. Thời gian triển khai như vậy chưa đủ dài để việc thực hiện
Kế hoạch phát huy hiệu quả.
Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2016 dẫn đến thay đổi nhiều nhân sự
trong bộ máy chính quyền các cấp. Do đó, bộ máy chính quyền các cấp nhiệm kỳ
mới 2016-2021 đã dành nhiều thời gian cho công tác ổn định tổ chức, tiếp nhận khối lượng lớn các nhiệm vụ từ nhiệm kỳ trước. Do đó, khả năng
xảy ra là việc triển khai Kế hoạch 916/KH-UBND tại cơ sở có thể không đủ thời
gian (chỉ khoảng 2-3 tháng) để có thể cải thiện chất lượng, hiệu quả hoạt động
của chính quyền.
Kết quả khảo
sát nhanh cán bộ xã phường, thị trấn tại Hội nghị tham vấn cải thiện quản trị
và hành chính công tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ nhận biết Kế hoạch
916/KH-UBND có được triển khai trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn trong
khoảng thời gian tháng 2-5/2016, trước khi bầu cử Quốc hội
và HĐND các cấp là 53,3%; Tỷ lệ số ý kiến cho rằng Kế hoạch 916/KH-UBND được triển khai trong khoảng tháng 6-8/2016 là 13,1%; Khoảng
27% số ý kiến cho biết không nhớ rõ là có Kế hoạch 916/KH-UBND hay không hoặc
là không có Kế hoạch đó.
Rà soát nhanh các văn bản triển
khai Kế hoạch số 916 (02 văn bản cấp huyện, 03 văn bản cấp
xã được xây dựng vào tháng 2 và tháng 3 năm 2016) cho thấy, về cơ bản các văn
bản phản ánh đầy đủ, toàn diện các yếu tố Kế hoạch của cấp tỉnh, nhưng lại thiếu đi các ưu tiên cải thiện phù
hợp với điều kiện của địa phương, cũng như không có lộ trình triển khai cụ thể
cùng với các chỉ báo giám sát đánh giá. Trong khi hiệu quả hoạt động của
chính quyền cấp xã, phường là yếu tố quyết định tới việc
cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công chung của Tỉnh, do khoảng
70% số lượt thực hiện các thủ tục hành chính của người
dân là ở ngay cấp xã, thì nhiều xã, phường chưa xây dựng
được kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. Đây
có thể là một nguyên nhân quan trọng giúp giải thích tại sao Chỉ số PAPI năm
2016 của Tỉnh chưa có sự chuyển biến.
9. Mục tiêu Đề án.
Góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất
lượng quản trị nhà nước và hành chính công tỉnh Quảng Ninh năm 2017; Cải thiện
các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của
địa phương ở những nội dung thành phần có kết quả còn hạn chế trong năm 2016;
Các kết quả chỉ số PAPI của tỉnh Quảng Ninh từng bước được cải thiện một cách
bền vững trong giai đoạn 2017-2020.
Nhiệm vụ Đề án:
- Nghiên cứu, khảo sát xác định các
nguyên nhân dẫn đến chỉ số PAPI không được cải thiện ở tỉnh Quảng Ninh năm
2016;
- Xây dựng các tài liệu tập huấn,
tuyên truyền nhằm nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công cho đội
ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã, phường;
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán
bộ cấp huyện và cấp xã về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cải thiện
chất lượng quản trị và hành chính công; kỹ năng đánh giá các kết quả thực hiện
kế hoạch;
- Tham gia khảo sát hàng năm đánh giá
hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện;
- Lập báo cáo phân tích đánh giá kết
quả cải thiện hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện;
10. Nội dung hoạt động.
o Phối hợp tổ chức Hội nghị tham vấn
cải thiện quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh.
o Xây dựng cẩm nang cải thiện Chỉ số
PAPI.
o Xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá hiệu
quả quản trị và hành chính công cấp huyện tỉnh Quảng Ninh.
o Khảo sát hàng năm theo Bộ Chỉ số
đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện.
11. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong việc
phân tích các tài liệu, số liệu, báo cáo, thống kê.
- Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn
sâu lấy ý kiến chuyên gia: Sử dụng phương pháp tọa đàm, phỏng vấn sâu lấy ý kiến chuyên gia qua
các cuộc hội thảo, tọa đàm, phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến
thức lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát điều tra
xã hội học: nhằm thu thập và phân tích thông tin sơ
cấp khách quan từ phía người dân.
12. Nhiệm vụ cụ thể; tiến độ thực hiện.
TT
|
Nội dung hoạt động
|
Thời gian thực hiện (Quy đổi ra số ngày công)
|
1
|
Nội dung 1. Hội nghị tham vấn
cải thiện quản trị và
hành chính công tỉnh Quảng Ninh
|
80
|
1.1
|
Chuẩn bị nội dung tài liệu phục vụ
Hội nghị tham vấn về PAPI
|
1.2
|
Chuẩn bị báo cáo, thuyết trình
các nội dung tại Hội nghị
|
1.3
|
Chuẩn bị Bộ công cụ khảo sát đánh
giá nhận thức và nhu cầu của đội ngũ cán bộ
|
1.4
|
Tổ chức thực hiện khảo sát, phân tích
số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát
|
2
|
Nội dung 2. Xây dựng cẩm nang
Cải thiện Chỉ số PAPI
|
|
2.1
|
Xây dựng tài liệu cẩm nang về cải thiện Chỉ số
PAPI cho cán bộ xã, phường:
- Xây dựng bản thảo Cẩm nang
- Lấy ý kiến cán bộ cấp huyện, xã và khảo sát
thử nghiệm
- Hoàn thiện bản thảo cuốn Cẩm nang
- Thuê thiết kế tài liệu
|
560
|
2.2
|
Tổ chức tập huấn cán bộ xã, phường
về sử dụng Cẩm nang và xây dựng Kế hoạch cải thiện Chỉ
số PAPI (Dự kiến 03 lớp phân theo vùng)
- Các thành phố thuộc Tỉnh
- Các huyện trung bình trên địa
bàn Tỉnh
- Các huyện khó khăn ở miền núi,
đồng bào dân tộc trên địa bàn
|
360
|
2.3
|
- Giám sát thực hiện kế hoạch cải
thiện Chỉ số PAPI của các huyện và xã, phường năm 2017 (tại 14 huyện, thị
xã, thành phố và 186 xã, phường, thị trấn)
- Viết báo cáo kết quả khảo sát
và các kiến nghị nâng cao Chỉ số PAPI của Tỉnh
|
350
|
2.4
|
Thuê chuyên gia thiết kế truyền thông xây dựng Cẩm nang cho cán bộ cấp
xã; Trưởng thôn, bản, khu phố (thuê theo tháng: 25 triệu/tháng)
|
22
|
3
|
Nội dung 3: Xây dựng Bộ Chỉ số
đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công ở các huyện (áp dụng phù hợp
cho tỉnh Quảng Ninh)
|
|
3.1
|
Khảo sát thực địa tại 3 địa bàn mẫu
cho 3 vùng
- Các thành phố thuộc Tỉnh
- Các huyện trung bình trên địa
bàn Tỉnh
- Các huyện khó khăn ở miền núi, đồng bào dân tộc trên địa bàn Tỉnh (Tháng 8/2017: 6 người * 7 ngày/1
địa phương * 3 địa phương)
|
126
|
3.3
|
Làm việc chuyên gia để xây dựng dự
thảo Bộ Chỉ số PAPI của các huyện trên cơ sở Bộ Chỉ số
PAPI hiện tại và Kết quả khảo sát thực địa (thuê chuyên gia theo tháng: 1
tháng 25 triệu x 3 tháng)
|
66
|
3.4
|
Thiết kế công cụ điều tra và mô hình
phân tích cho Bộ Chỉ số PAPI của các huyện
|
44
|
3.5
|
Điều tra thử nghiệm tại 3 địa bàn
đại diện cho 3 vùng (Tháng 1/2018: 6 người * 7 ngày/1 địa phương * 3 địa
phương)
|
126
|
3.6
|
Sửa đổi hoàn thiện Bộ Chỉ số (Tổ chức
Hội thảo góp ý hoàn thiện Bộ Chỉ số PAPI cấp huyện tỉnh Quảng Ninh)
|
Theo
thực tế
|
3.7
|
Khảo sát chính thức trên 14 thành
phố và huyện thị tỉnh Quảng Ninh
(Năm 2018: 6 người * 7 ngày/1 địa
phương * 14 địa phương)
|
588
|
3.8
|
Báo cáo Tổng hợp kết quả khảo sát
PAPI ở các thành phố và huyện
|
Theo
thực tế
|
3.9
|
Công bố báo
cáo kết quả khảo sát và các kiến nghị
|
Theo
thực tế
|
4
|
Nội dung 4. Khảo sát hàng năm
theo bộ Chỉ số PAPI cấp huyện
|
|
4.1
|
Kinh phí cho nhóm hoạt động 4 sẽ
bố trí hàng năm, tập trung vào 3 hoạt động chính:
- Khảo sát ở các huyện (thông qua
các công ty khảo sát)
- Báo cáo kết quả khảo sát và kiến
nghị giải pháp hàng năm
- Hội nghị công bố kết quả và tư vấn
giải pháp cải thiện quản trị và hành chính công các huyện
|
Năm
2019
|
4.2
|
Kinh phí cho nhóm hoạt động 4 sẽ bố trí hàng năm, tập trung vào 3 hoạt động chính:
- Khảo sát ở các huyện (thông qua
các công ty khảo sát)
- Báo cáo kết quả khảo sát và kiến
nghị giải pháp hàng năm
- Hội nghị công bố kết quả và tư
vấn giải pháp cải thiện quản trị và hành chính công các huyện
|
Năm
2020
|
5
|
Nội dung 5: Phối hợp của các
cơ quan liên quan phía Tỉnh
|
|
5.1
|
In ấn, phát hành cuốn cẩm nang
|
Dự
kiến 7000 cuốn
|
5.2
|
Tổ chức lớp tập huấn: 200 hv/1 lớp
* 3 lớp
|
600
học viên
|
5.3
|
Phối hợp khảo sát tại các địa
phương trên địa bàn Tỉnh:
- Năm 2017: 4 người * 7 ngày/1 địa
phương * 3 địa phương = 84 ngày
- Năm 2018: 4 người * 7 ngày/1 địa
phương * 14 địa phương = 392 ngày
|
476
|
13. Địa chỉ áp dụng kết quả
nghiên cứu.
- Các cơ quan Tỉnh ủy và Ủy ban
nhân dân Tỉnh để chỉ đạo, giám sát và đánh giá thực thi các nội dung của Đề
án.
- Các đơn vị cấp huyện, thị xã,
thành phố.
- Các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn.
14. Sản phẩm của Đề án.
1. Báo cáo kết quả Chỉ số PAPI tỉnh
Quảng Ninh năm 2016.
2. Báo cáo khuyến nghị và giải pháp
nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và hành chính công tỉnh Quảng Ninh.
3. Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến
cán bộ địa phương cấp huyện, thị xã và cấp xã, phường tỉnh Quảng Ninh (về
tình hình thực hiện Kế hoạch số 916/KH-UBND).
4. Cẩm nang cải thiện Chỉ số PAPI tỉnh
Quảng Ninh.
5. Các lớp tập huấn cho cán bộ cấp
huyện và cấp xã, phường hàng năm.
6. Bộ Chỉ số đánh
giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện tỉnh Quảng Ninh.
7. Báo cáo kết quả khảo sát hàng
năm Chỉ số PAPI của tỉnh Quảng Ninh.
15. Tổ chuyên gia nghiên cứu Đề
án.
1) TS. Bùi Phương Đình - Viện trưởng
Viện Lãnh đạo học và Chính sách công - Trưởng nhóm nghiên cứu Đề án;
2) PGS, TS. Đặng Thị Ánh Tuyết -
Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Thư ký Đề án;
3) TS. Lê Văn Chiến - Phó Viện trưởng
Viện Lãnh đạo học và Chính sách công - Thành viên;
4) TS. Hà Việt Hùng - GVCC, Viện Xã
hội học - Thành viên;
5) Ths. NCS Nguyễn Ngọc Huy, Viện
Xã hội học - Thành viên;
6) Ths. NCS Trịnh Thanh Trà, Viện
Xã hội học - Thành viên;
7) Ths. NCS Đặng Thị Tuyết, Viện Xã
hội học - Thành viên;
8) Ths. Nguyễn Thanh Hương, kế toán
trưởng - Thành viên;
9) Các nhà khoa học, chuyên gia từ
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và một số viện nghiên cứu khác.
16. Kinh phí thực hiện Đề án:
Khái toán kinh phí: 2.353.798.000
đồng, trong đó:
- Kinh phí cơ quan chủ quản Đề án
thực hiện là: 1.500 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện phối hợp của
các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Ninh: 853.798.000 đồng.
|